Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

Ngày mùa

Cơn mưa trái mùa làm khuấy động khung cảnh ngày mùa ồn ào, náo nhiệt. Vào những ngày mùa ta bắt gặp đâu đâu trên cánh đồng cũng là những gương mặt hớn hở, vui vẻ cả. Có lẽ không khí những ngày này ở làng quê thật đẹp. Đã không còn cho sự yên tĩnh mà thay vào đó là không khí thu hoạch của ngày mùa. Từng mớ lúa vàng được người thợ gặt ôm nắm một cách nâng niu. Đó là công sức của họ bỏ ra rất nhiều mới có được những hạt lúa vàng óng ánh khoe dưới nắng kia.

 

Gặp lúa trên đồng.jpg


                 Gặt lúa trên đồng


Cảnh mọi người ra đồng thật khác với ngày thường. Sáng sớm trời vẫn còn là màn đêm thì ở ngoài kia ta đã nghe tiếng cười, tiếng nói rồi. Từng mớ lúa đã được gặt để trên ruộng rồi, tiếng máy suốt lúa vẫn quay đều trong đêm, trong sáng sớm. Có lẽ những ngày mùa là những ngày vất vả nhưng chẳng an nhằm gì cả, vì ai cũng thấy được công sức của mình bỏ ra cả năm này là như thế nào rồi.

                 

Xe đầy ắp lúa.jpg


                        Xe đầy ắp lúa


Tôi thích những ngày gặt ở quê, tôi được ngửi hương lúa mới. Được hoà mình vào mùi thơm của rơm rạ, của mùi khó chịu hăng hắc của bùn. Được đón chào những hạt lúa căng vàng từ mớ lúa đem về suốt. Được nhìn khung cảnh nhộn nhịp của làng quê vào ngày mùa, được nghe tiếng cười, tiếng nói dòn tan trong trưa nắng nhưng đã thấm mệt của các những người nông dân nhưng vẫn không ngừng tay làm.

Tôi thích nhìn những đứa trẻ, chiều về lại lăn mình trên các đống rơm mà được chất bên vệ đường. Còn nhớ lúc nhỏ tôi cũng hay được chơi như vậy, dù chơi là bị nổi mẩn đỏ bởi bụi sốt, nhưng vẫn cứ chơi, vẫn cứ lăn mình trên các đống rơm đó. Vẫn thích nhất là được ngửi hương thơm của rơm, có mùi của bùn, của những sữa căng từ hạt lúa. Tất cả như hoà vào để làm cho mùi hương ấy đặc biệt

                 

Tuổi thơ.jpg

Cơn mưa trái mùa hôm nay đã phá tan đi khung cảnh ấy rồi. Những mớ lúa lại nằm phơi mưa trên cánh đồng từ đêm qua. Tất cả lại im ắng, không thấy ai còn trên cánh đồng với mớ lúa trên tay, mà thay vào đó là sự lo lắng cho lúa đến ngày gặt mà lại bị trời mưa. Mong sao ngày mai sẽ là ánh nắng chói chang để trở lại khung cảnh của ngày mùa.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Cái chôn dấu trong Nó...?

Mấy hôm nay nó lại tìm cách che lấp đi những suy nghĩ, những dòng tâm sự buồn chôn kín. Nó lại không muốn về nhà sớm, có thời gian là nó lại lang thang một góc nào đó mà ngồi một mình. Nó không muốn về nhà, ai cũng bảo ngôi nhà là nơi bình yên nhưng sao với nó lại không có cảm giác đó mà lại thấy cô đơn, lạc lõng hơn trong tổ đó.


            


Nếu câu chuyện đã im lìm hơn 20 năm rồi thì sao không để nó nằm yên đi mà lại quay trở lại vậy. Nó tự nghĩ đến chuyện đó thì tự nhiên nó lại thấy thắt lòng mình. Nó thấy chán lắm. Sao người ta đã tha thú và chấp nhận sự thật trước hôn nhân thì hãy tha thứ cho trọn đi chứ. Nó nghĩ đến và nghĩ đến má nó. Sự chịu đựng chấp nhận đã qua rồi mà, giờ bên cạnh má đã có nó và đứa em trai nữa, sao không chấp nhận đi. Sao không để cho nó im lìm và hãy đừng bao giờ khấy động nó lên.


Nó cũng hiểu rằng nó không nên ích kỷ vì điều đó, không nên dành hết tình cảm bấy lâu mà người anh trai cùng cha khác mẹ chưa hề biết đến. Nó cũng đủ để hiểu rồi mà. Chuyện của một thế hệ sao lại quay lại xét đến thế hệ này, nếu ngày xưa người phụ nữ đó đủ bản lĩnh sao không dành lấy hạnh phúc cho riêng mình và niềm hạnh phúc cho đứa con trai của mình cơ chứ. Sao giờ lại quay về làm phiền, nếu ngày xưa không bỏ xứ ra đí mà hãy ở lại thì có lẽ câu chuyện sẽ không có những xung đột như bây giờ. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra trong đầu nó lúc này.


Nó cũng dủ biết rằng vì sao lại xảy ra câu chuyện đáng lý không nên có. Và nó thầm nghĩ sao bây giờ má nó lại không chập nhận đi một chút có lẽ dể cho câu chuyện có một cái kết có hậu. Nó biết tin rằng ba và má đã chấp nhận có đứa con đó, nó tự nhiên thấy vui và lại chạnh lòng buồn. Cái vui và buồn đan xen trong dòng suy nghĩ đó. Từ lúc nó đã tức giận khi má nó mở cuốn phim cảnh đám cưới của người anh đó thì nó lại hiểu một điều, má nó cũng đã chấp nhận và đang mong một ngày người con trai đó về quê nhận lại họ hàng. Giờ nó lại quay lưng đi, nó lại ghét tiếng điện thoại reo, nó thấy sợ. Nó chẳng bao giờ dám cầm máy, nó sợ nghe đầu dây bên kia là tiếng nói của người đàn bà kia. Sao lại quá đáng vậy, sao không quay về mà đón nhận mà lại dùng điện thoại để réo rắc.


Nó thấy buồn, những lúc như thế nó lại lúc tìm bạn trong danh bạ điện thoại. Biết nói chuyện với ai để cho vơi đi đây, không một ai có thể cả. Nó cũng sợ câu chuyện này chẳng mấy ai có thể giúp nó. Tự nhiên những dòng nước mắt ở đâu lại tuôn ra với nó, nó lại trốn một mình mà khóc…khóc có lẽ với nó lúc này một cách chăng? Nó sẽ phải làm gì?


                    

Image

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Chưa nhận ra...

 


Một tuần tôi và cả nhóm được phân công đi thực tế tìm hiểu tại "trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công Cách mạng". Chúng tôi cũng thật may mắn hơn các nhóm khác là công việc cũng có thuận lợi hơn. Chúng tôi được trung tâm sắp xếp chỗ ở, còn các nhóm khác thì hơi vất vả hơn một tí là phải tìm chỗ ở và tiếp cận với trung tâm quá khó. Còn chúng tôi thì hỳ hỳ, quá sướng không những được bố trí chỗ ở còn được giúp đỡ, sắp xếp lịch thời gian cho chúng tôi gặp gỡ tìm hiểu

.


Hình như đây là chuyến đi thuận lợi mà tôi cảm thấy đỡ nhất trong những chuyến đi thực tế vừa qua. Tôi cảm nhận quanh đây cuộc sống của những dân còn khó khăn. Không khí làng quê ven đô thị cổ, mang chút trầm buồn, vắng vẻ. Trong chuyến này tôi còn được biết cuộc sống của những người công nhân trong các khu tập thể là như thế nào. Không thể tả nổi, căn phòng nào cũng chật chội, còn nhiều khó khăn. Nhưng không thế mà làm mất đi vẻ đẹp ở làng quê bấy lâu nay, đó là luôn quan tâm đến nhau, vui vẻ hoà nhau dù cuộc sống còn khó khăn.


 Thực ra chúng tôi đi thực tế dịp này cũng không đúng lúc lắm, vì có một đoàn điều dưỡng ở Quảng Ngãi sắp về, còn một đoàn điều dưỡng khác ở Đắk Nông thì còn hai ngày nữa mới đên. Trong khi đó chúng tôi chỉ tranh thủ ở trung tâm được có bốn ngày, nếu không thì chúng tôi cũng có điều kiện để tìm hiểu, giao lưu nhiều hơn. Những đêm ở trung tâm, lang thang ở khu viên tôi được tiếp cận, nói chuyện với những chứng nhân của lịch sử, mà có lẽ tôi chưa bao giờ được biết. Tôi được nghe những câu chuyện, những hành trình mà các chú, các bác đã từng vươt qua, những trận đòn mà bị địch bắt giam và tra tấn ở Côn Đảo. Nhìn các chú, các bác kể lại một thời mà nhiều lúc các chú các bác không nghỉ là làm sao lúc đó mình lại đủ sức vượt qua tất cả những cực hình đó. Tôi còn được các chú, các bác ấy dẫn đi thăm quan toàn bộ trung tâm, cũng như cách chăm sóc cho những ngày được điều dưỡng tại đây. He he hổng ngờ mình lại may mắn đến vậy.


Nhưng có lẽ vẫn chưa làm cho tôi hết nghĩ đến đó là khu nuôi dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng không nơi nương tựa. Có nhiều mẹ vẫn hằng ngày mong ngóng, có mẹ luôn miệng gọi con khi có một ai đó trong số các sinh viên của chúng tôi đi ngang qua. Có mẹ ban đêm lại sang phòng chúng tôi ngủ cùng, có lẽ các mẹ đã dành cho đất nước những người con, nhưng các mẹ vẫn biết và hiểu con mình không trở về nhung sao vẫn mong vẫn chờ, không bao giờ là không ngừng gọi tên con. Có một số mẹ vẫn lang thang trong trung tâm, và cứ bảo là đi tìm con, khi một ai đó buột miệng bảo con bà kia kìa, thì bà quay lại bảo, không phải. Mẹ vẫn cứ bảo tôi có một đứa con trai, một đứa con gái và một người con dâu. Chờ mãi mà sao chúng không về, tôi phải đi tìm chúng. Mẹ vẫn lang thang và đi như vậy. Nhiều lúc các điều dưỡng viên phải đi theo chừng mẹ như mẹ như vậy. Có lúc lại đi lạc đến cả ngày mới tìm được, lời của các điều dưỡng viên nói.


Đến đây mói cảm nhận hết những gì mà có lẽ từ lâu tôi chưa hề biết đến. Tôi thâmg cảm ơn vì đã cho tôi hiểu hơn, biết hơn cuộc sống mà nó lẩn ở đâu đó mà tôi chưa hề nhận ra.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009

Học thực tế...

Đang mang nhiều chuyện buồn, và cứ nghĩ hình như xui xẻo cứ theo đuổi mình thì phải. Trong tư thế chán nản, thì nhận được giấy đi thực tế tại địa phương một tuần. Rồi tâm trạng ấy thay cho những công việc chuẩn bị cho chuyến đi tại địa phương, coi như thay đổi không khí biết đâu mình sẽ khác và cứ nghĩ như vậy.


Ngày nhận giấy giới thiệu về, liền khỏi hành ngay không chần chừ chỉ mong cho nhanh chóng xong và thuận lợi. Nhưng không ngờ như mình nghĩ tí nào cả, chỉ mới đầu về trình giấy đã được Chủ tịch UBND xã chứng thế là mình bắt tay vào việc được rồi. Vừa mang giấy đến phòng phụ trách công tác điều tra dân số, nhà ở năm 2009, thì hết người đến người kia đùn đẩy cho nhau. Khổ thật, ai bảo mày học ngành quá mới chi, khi người ta cầm giấy giới thiệu có ghi nhành học trong đó rồi thế mà vẫn chưa hiểu ý của nhau. Xong một buổi chạy đến choáng rồi cũng đâu vào đó.


Ngày đầu mình học đó là tham gia cùng các cộng tác viên đi điều tra, có đi thì mới hiểu hết công việc của những người này. Công việc khá đặc biệt nên đi làm vào những giờ cũng khá hay, sáng thì 4h30 đã lên đường đi tìm hiểu rồi đến 8h là được nghỉ dưỡng. Trưa lại tiếp tục từ 11h đến 2h30, chiều từ 5h đến 9h tối. Công tác điều tra dân số, nhà ở nếu tìm hiểu tại các vùng nông thôn thì mới có thể hiểu hết được, vì ban ngày ai cũng ra đồng, nhà còn lại trẻ con và người già nên công việc đòi hỏi những điều tra viên đi làm vào những giờ mà đáng lẽ được nghỉ.


Khi về học tại địa phương, chỉ còn lại một số hộ nữa là xong nên không được đi nhiều. Còn lại thì công việc của  mình là chỉnh sửa những sai sót trong các phiếu điều tra ấy mà thôi. Gớm thật, có biết gì đâu chưa được đi tập huấn, về đến nơi vừa làm vừa học nên hơi khó thật. Nhưng cũng may mình cũng được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị nên công việc cũng xong. Khiếp, lỗi trong các phiếu điều tra thì nhẹ thôi, nhưng lại là không đáng vì đa số những điều tra viên lại đánh dấu chéo vào các ô không đúng nên sửa le lưỡi luôn. Mấy ngày làm mà tối về nằm thấy các tờ giấy ấy cứ vây lấy mình, nhưng rồi cũng xong trước thòi gian mình được giao. Lại hoàn thành xong bài thu hoạch về chuyến đi thực tế tại địa phương sớm nên cảm thấy rất vui.



Trong chuyến đi lần này tôi nhận ra điều quanh mình, mà bấy lâu tôi không để tâm, đó là số trẻ ở đây nghỉ học quá sớm. Nhiều em nghỉ học từ năm học lớp 3 rồi. Vẫn có một số em thèm khát được đi học nhưng lại không thể tiếp tục. Có em nghỉ học vì lý do không theo nổi chương trình học, có em nghỉ vì không được đi học thêm, học kèm như bao đứa khác.


Nhưng dù các em nghỉ học đã được hai, ba có khi là bốn năm nay rồi, nhưng tôi nhìn sâu trong con mắt đó vẫn có một sự thèm khát được đi học trở lại. Có đứa còn nói với tôi rằng, muốn đi học lại lắm vì muốn tương lai mình khác đi. Khi tôi hỏi thì có em nói là nghỉ học được mấy năm nay rồi, và cũng có đi học may về để đi làm, nhưng hiện nay không xin được việc nên ở nhà chờ. Vẫn cứ chờ, và mong mình sẽ có việc làm nhưng cũng mong mình lại tiếp tục đi học. Khi tôi nói về vấn đề học nghề rồi tiếp tục học văn hoá theo phương án học bổ túc thì các em cảm thấy như có một chút hy vọng, nhưng lại tự nhiên vụt tắt khi em nghĩ đến liệu có học nổi không hả chị, vì em bỏ học khá lâu và sợ lại chẳng vào đâu cả. Các em cũng không hề biết và hình như chưa được tiếp xúc với những các học khác dành cho những đối tượng vừa học vừa làm thì phải.


Từ trong các con xóm nhỏ, vắng đi ra thì đằng kia có một số đứa tụm năm tụm bảy ở đó hò hét gì đó. Bọn chúng thì đứa nhuộm tóc vàng, đỏ,.. quần áo thì chẳng ra gì cả đứng đó nghịch ngợm. Thực ra nhìn những đứa đó tôi chẳng hề trách, nhưng thay đó là tôi thương chúng hơn, vì thực ra các em chưa được học đến đâu, các trường dạy nghề và trường học chưa thể đến với các em vào các vùng như xa như thế này. Tự nhiên lúc đó, tôi thấy mình quá nhỏ bé, gí như lúc này tôi được có điều kiện hướng các em đến một nơi mới hơn, một hướng đi để bước vào cuộc sống.


Tôi cảm ơn những người quanh tôi đã cho tôi có cơ hội hiểu được những gì quanh mình, mà có lẽ bấy lâu tôi chưa hề nhận ra hết. Ngày mai tôi lại phải tiếp tục lên đường để đến tìm hiểu tại các trùng tâm xã hội ở thị xã Hội An và điểm cuối cùng là Đà Nẵng nên tôi sẽ cố gắng hết sức để tìm hiểu quanh mình còn có những mảng màu như thế nào. Cảm ơn tất cả nhé!

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2009

Hoa sưa vàng

Tháng tư về, hoa sưa đã khoe sắc dưới nắng. Tôi chưa được đi nhiều, chưa đến các miền đất mới, chưa biết được những nét đẹp riêng của mỗi vùng nhiều. Nhưng tôi cũng không biết ở đâu đó trên đất nước mình có hoa sưa như ở quê tôi không.


 


Hình ảnh


 


 


Hoa sưa vàng, bình dị, có lẽ ít ai nhắc đến chúng bao giờ. Mà có lẽ chúng cũng chưa xuất hiện trong thơ văn. Tôi còn biết nó còn có một cái tên khác là Cửu lý hương. Tôi chẳng biết vì sao nó lại có cái tên này nữa, nhưng có lẽ là hoa cũng có hương thơm lan toả, nhưng hương hoa cũng bay xa lắm nên mới có cái tên này.


Hoa sưa, loài hoa mộc mạc, bình dị như chính những con người quê tôi. Tôi không biết nhiều người thưởng thức hoa như thế nào nhưng với tôi nó là người bạn, nhưng người bạn này quý lắm, mỗi năm chỉ đến với tôi có một lần ngắn ngủi rồi quay đi. Bạn ra đi để lại cho tôi một chút tiếc nuối, bâng khuâng khi nhìn những cánh hoa cuối cùng rồi quay lưng đi.


Tháng tư hoa sưa lại tìm về. Tôi lại tìm cho mình một góc nhìn, một chỗ ngắm hoa sưa nở. Một góc để được thả hồn theo những cánh hoa vàng mong manh ấy. Tìm đến hoa như tìm đến một chút của thời ấu thơ đã đi qua, một khung trời bình yên. Con đường đất nhỏ, quanh co được phủ mát bởi những tán lá của cây sưa. Đẹp nhất là được ngằm nhìn hàng sưa nghiêng mình dưới dòng sông. Cây in mình dưới dòng nước trong xanh. Nhìn cây có nét đẹp cổ kính nhưng sao thoáng buồn nhỉ?


Những cánh hoa vàng thắm dường như được các chú ve ngân lên khúc ca để cũng hoà mình dưới cái nắng đầu hạ càng làm cho hoa đẹp lên. Sáng sớm ta sẽ thấy hoa có một nét đẹp xao động lòng ta đấy, sáng sớm trên các lớp cỏ xanh rì được phủ lên mình một lớp sương ươn  ướt. Ánh mặt trời chưa ló thì ta đã bắt gặp một tấm thảm vàng nhẹ rồi. Bức tranh làng quê ấy đẹp hơn khi có các cánh hoa sưa tô điểm.


Bọn trẻ chúng tôi thường hay bảo hoa sưa là hoa mộng ước, với tôi nó gởi những ước mơ của tôi theo gió bay xa và mong một ngày hoa quay lại thì ước mơ đó của tôi sẽ thành và mang ra kheo với hoa. Nhìn hoa sưa bay vàng nhẹ nhàng khi có một cơn gió thổi qua, hoa bay trong khoảng trời có nắng và gió hoà quyện, những lúc như thế thấy hoa mỏng manh hơn nhưng sao đẹp lạ kì.


Hoa sưa và hoa nắng, vì khi nhắc đến hoa sưa thì ta không thể không nhắc đến nắng. Vì hoa sưa quyện lẫn với ánh nắng của tháng tư, càng tăng thêm nét đẹp duyên dáng của mình và hoa để cho ánh nắng phản chiếu làm tăng thêm sự quyến rủ của mình. Hoa cũng thật mong manh, hoa nở rộ rất nhanh, hoa nở nhanh chóng rồi lụi đi, thay một làn hoa mới rồi lại quay đi mãi. Hoa đến vội vàng rồi quay lưng đi nhanh chóng, để lại trong ta một sự luyến tiếc và mãi nhớ đến hoa


Khi những cánh hoa sưa rơi hẳn và cái mùi thơm lạ lùng ấy không còn thì những cánh hoa phượng đang lập lèo lên màu đó giữa nền xanh thẳm ấy. Hoa sưa không còn nữa thì lại là lúc là những chú ve cất lên bản giao hưởng của mùa hạ. Hoa phượng lại bắt đầu khoe sắc, ve cất tiếng ca là lúc nhìn trong ánh mắt của các cô cậu học trò thoáng chút buồn trong chia tay rồi.


Những cung bậc của cánh sưa bay lại ra đi và mãi đến năm sau mới quay trở lại thăm. Nhìn hoa sưa bay ta sẽ cảm nhận được những điều gì đó trong lòng mà ta chưa nói ra được, ta sẽ thổ lộ cũng với chúng. Tạm biệt hoa sưa nhé! Năm sau sẽ quay lại với ta nha.


 


Hình ảnh


 


P/S: Hoa Sưa vàng ở Quảng Nam (Ảnh - Thủy Hiền)

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2009

Thử vận may...?

Chiều nhẹ buông ánh nắng yếu ớt của ngày sắp qua. Khu chợ đã bắt đầu vãng người, còn lại những ai đang thu xếp các đồ đạt và quét dọn nơi mình ngồi. Nơi góc kia có mấy bác xe ôm ngồi trông ra, một ít người thì tìm cho mình một chút vui trong các ván bài. Cuộc sống ồn ào dường như chưa khép lại với những con người lao động này. Vẫn còn đó những gánh hàng cũng đang cố gắng để bán thêm được chút nào thì hay chút ấy.



Cái nắng nhẹ cũng làm cho ta thấy cuộc sống sao có vẻ buồn. Cuộc sống thì với những người lao động nghèo không biết hết được họ hành nghề nào là chính nữa. Cuộc sống của họ vẫn tiếp diễn với bao nhọc nhằn mà đôi lúc ta chưa nhận ra hết. Có lẽ ai cũng đến giờ quay về với tổ ấm của mình thì vẫn quanh đó bao con người, bao số phận cũng đang mong mỏi được quay về nhưng sao không đành, họ vẫn ngồi cố chờ mong sao có một chút may mắn nào đó đến với họ trong ngày. Cuộc sống của những người lao động thì làm sáng ăn chiều, có bao giờ biết tiền du giả là gì?


Thế nhưng có lẽ chính cuộc sống đôi lúc quá khó chăng? Họ lại thử vận may của mình vào  những trò mà với ta thấy là ngu dại. Chiều vảng nhưng người như họ lại chắt cho mình một vài ngàn để đến với những con số may rủi, đó là "số đề". Ai biết hết được cứ mỗi tháng họ chi ra bao nhiêu để thử vận may của mình. Họ trúng được một con số trong dãy số kia thì có bù lại với số tiền mà họ bỏ ra không nhỉ? Có lúc hỏi chính những người đó thì lại bảo coi như thử ấy mà. Biết đâu hên thì mình còn có chút để trang trải còn xui thì coi như mình làm rơi hay mình bán không được ấy mà.


Ngày làm được nhiều thì họ dành một số tiền nhiều hơn chút để cho vào trò ấy, còn ngày nào ế thì họ lại tìm cách đó là mượn hay đi góp tiền của những bà buôn. Sao lại liều thế nhỉ? Ừ sao lại trách họ được họ muốn thay đổi cuộc sống của mình một tí để cho bớt đi một chút nhọc nhằn. Vậy là chiều chiều là người ta ngồi lại hỏi hôm nay đánh con gì mày? Trong một trăm con số ấy, thì họ lại chọn cho mình được vài ba con, nhưng xác suất để trúng thì sao nhỏ thế. Vẫn vậy, ngày ngày người ta lại chúi vào các con số. Có người đành để vợ con tự kiếm sống, còn phần mình thì làm được chừng nào đánh chừng ấy. Cuộc sống đã bấp bênh rồi lại tự làm cho mình bấp bênh thêm, liệu họ có nhận ra được như vậy không nhỉ? Họ có tự thấy mình quá đánh cược trong những con số không dễ dàng kia không.


Chiều buông tắt nắng, cuộc sống với họ vẫn diễn ra nhưng đằng sau đó lại mong muốn một cơ hội, vận may đến với mình. Mong sao là sẽ đến, nhưng vận may thì đến, chỉ dành cho một số ít mà thôi. Còn với những người lao động ở đây thì quá nhiều, sao lại có thể sớt được cơ chứ! Vẫn phải thử thì mới biết, ẩn đằng sau là một con số không ai biết?