Thứ Ba, 20 tháng 10, 2009

Vai diễn...!

Tôi vốn là đứa không hay tin vào sô mệnh. Nhưng chỉ là nói qua loa với cái giọng chạnh chẹ này thôi. Ngồi nhìn những dòng lá vàng đang trút vội vàng để cho đông sang, nhìn chúng đỗ ào, rồi nhẹ nhàng khẽ khàng rơi. Rồi cả cái dáng dấp của lá như còn tiếc nuối, muốn níu kéo lại chút gì đó thì phải. Con người sinh ra đều đã được định dạng ở một lá bài gọi là “số”. Có người còn nói là “đôi dép còn có số nữa huống gì con người”. Cũng có một chút gì đó đúng lắm. Mỗi cuộc đời của chúng ta, có lúc bước đi cũng lắm chông gai, cũng có cả sự huy hoàng. Như thể là “đời lên voi xuống chó” là chuyện bình thường khi ta đã đến với cuộc đời này rồi.


Photobucket


 


Mỗi con người sinh ra đều là một diễn viên theo đúng nghĩa. Với vai trò là diễn viên luôn cố gắng hoàn thành vai diễn của mình trên sân khấu rộng lớn và đầy cam go của cuộc đời. Người diễn viên có lúc nhập vai đến không ngờ, có lúc khóc lóc, đau khổ đến tuyệt vọng, rồi cả những hạnh phúc vỡ oà trong tim. Bởi thế mới nói rằng ở cuộc đời này lắm sự đau đớn, đam mê, buồn, vui và cả hạnh phúc. Thế đấy, sân khấu cuộc đời luôn đòi hỏi mỗi diễn viên như chúng ta cần phải hết mình với vai diễn của mình, phải hoàn thành cho đến khi nào đến kiệt sức mới thôi, vì không cho phép chúng ta bỏ dở giữa chừng. Khi ta ở nhà, sống cùng với gia đình thì phải nhập vai mình là một người con trong nhà. Những khi ra gặp bạn bè thì là vai trò một người ngang nhau, không ai là kẻ thấp người cao cả,...Người diễn viên phải nhập vai và biến hoá để phù hợp với từng màn diễn, từng vai trò của mình trên sân khấu ấy.


 


Và khi ta là vai trò của một người diễn viên, đến với cái tuổi gọi là trung niên. Thì lúc này ta lại đứng trên cái dốc của cuộc đời, lại quay sang nhìn lại. Vẫn cái dáng ngồi, vẫn cái ánh mắt nhìn xa xăm, không hồn như nhìn thấy đời mình đã đi, đã diễn giờ lại dừng quá sớm. Người đàn ông này từ khi về với mảnh đất quê hương, mảnh đất nơi sinh ra để dừng chân trong suốt những chặng đường đã đi. Không nơi đâu bình yên bằng đất quê hương, bằng cái nơi ta đã sinh ra và lớn lên. Khi người ta đến cái tuổi trung niên lại đối mặt với một thời kỳ khủng hoảng tâm lý. Vì ở giai đoạn này người ta hay nhìn lại quá khứ, chặng đường mà mình đã đặt mục tiêu và xây dựng lên đã hoàn thanh như thế nào. Có người thì mãn nguyện sung sướng, có người thì sống và cảm thấy mình quá hạnh phúc khi đã đạt được những gì đã hướng đến và đặt ra. Nhưng cũng có người chán chường, mệt rã rời. Ở cái tuổi này người ta lại nhìn thấy những gì được mất trong cuộc đời, những gì đã đến và đã đi với mình. Thế đấy! Cuộc đời là một chuỗi dài hành trình mà mình cần phải đi.


 


Với người đàn ông kia, tuổi trẻ rời quê nhà đi lập nghiệp nơi khác. Và rồi khi trở về mảnh đất nghèo này lại có thể mãn nguyện vì mình đã có những gì đã tự hứa từ khi ra đi. Một đại tá công an ở một tỉnh với màu đất đỏ badan. Rồi cả một sự nghiệp, một cơ ngơi đồ sộ khi hằng năm thu được hàng tỷ đồng từ cà phê. Nhưng rồi phút chốc huy hoàng, cười rạng rỡ ấy lại chỉ trong một đêm mất hết, trắng tay từ người vợ chơi cờ bạc. Cả ngôi nhà lộng lẫy, khang trang ấy cũng bị tịch thu, vợ con dắt díu nhau lên rẫy ở trong một cái ngôi nhà tạm bợ. Số tiền lương của một vị đại tá công an ngỉ hưu non nhường hết cho gia đình chi tiêu hằng tháng và một phần nhỏ cho đứa con gái theo đuổi hết đại học. Còn ông về với mảh đất này tay trắng, về đúng nghĩa những gì ông đã đi không mang theo của quê hương giờ lại nghỉ chốn quê hương với bàn tay trắng, với ánh mắt buồn xa xăm nhìn lại quãng đời mình đã đi qua.


 


 



Thế đấy, được mất của cuộc đời ở cái tuổi này là ta thấy rõ nhất. Những gì khi ta đứng lên trên cái dốc của đời người ta cảm nhận rõ ràng nhất, thấy rõ nhất. Ở cái tuổi không còn trẻ, ta đã ước mơ như thế nào mà không đạt được là một thất bại lớn trong cuộc đời của chính mình. Cũng có người lại tìm cho một hướng đi khác, đó là tìm đến ý nghĩa cuộc đời qua tôn giáo, hay là trãi mình qua những đam mê chim chóc, cây cảnh,… Có lẽ đó là một cách để người ta làm tốt vai trò là diễn viên của mình trên sân khấu này, chính ta là diễn viên phải diễn theo biến hoá của cuộc đời mà. Có lúc ta cười, có lúc ta khóc để thấy mình trên sân khấu sống hết mình.


 



Lá thu đã trút hết, đông đã sang ta lại thêm một màn ảnh mới của bức tranh bốn mùa trong năm. Và ta lại là một diễn viên trong vai diễn ấy,... vẫn sống hết mình cho vai diễn. Vẫn sống, vẫn chết theo từng hồi nhịp của cuộc đời, của dòng chảy này.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét