Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Bất lực...

Đ..m…Tiếng chửi rủa cứ văng vẳng, không dứt từ miệng của một người đàn ông. Tiếng đấm, đá thậm thịch không ngớt vào người đàn bà đang dắt díu hai đứa con nhỏ dại. Một đứa mới chập chững bước đi và một đứa phải bế bồng trên tay.


 


Ngoài trời vẫn mưa. Mưa những hạt như sương mù giăng. Mưa dai dẳng. Lạnh đến buốt tay chân. Tiếng khóc, kêu la từ miệng người đàn bà với hai đứa con nhỏ đang cẩu xin- Hãy tha cho tôi. Miệng cứ cầu xin, tay vừa dìu dắt, bồng bế hai đứa nhỏ cố chạy trốn khỏi những cú đấm vô tình kia.


 


Mệt nhoà trong chạy vội, tiếng khóc nứt liên hồi. Người đàn bà ngồi xuống, một người khác chạy đến hỏi. Có chuyện gì vậy? “Nó đánh con, nó đánh như một con chó, con chịu không nổi nữa. Con phải đi thôi, đánh miết chắc chết chứ sống chi nổi”. Tiếng nói từ miệng của người đàn bà hai đứa con nhỏ ấy cứ kêu la trên con đường làng quen thuộc.


 


Những người hàng xóm vẫn trơ mắt nhìn. Vẫn có tiếng như trách móc người đàn ông kia. “Thứ gì chứ người chi, đánh vợ, con còn nhỏ thế mà vẫn cứ xốc lên xốc xuống. Thứ gì đâu..?” Những câu nói như cố để lảng tránh mình nữa. Ai cũng trân trân nhìn, không dám dây dưa vào người đàn ông đó, sợ rắc rối đến với mình. Nói với thằng cha đó như nói với cái cối xay cùn mà- Hắn không biết đến nửa chữ, có nói với hắn thà nói với đầu gối cho sướng. Những câu nói tôi nghe rõ nhất khi từ trong nhà chạy ra.


Còn tôi cảm thấy ghét chính mình nhất, vẫn thế, trân trân con mắt mà nhìn những cú đấm đá vô tình trút lên người đàn bà đó cũng với hai đứa nhỏ.


 


Trời lạnh, lạnh lắm, tay chân tê cứng hết rồi. Vậy mà, hai đứa nhỏ ấy chỉ một manh áo mỏng. Người đàn bà dìu dắt nhau. Một cú đá ba mẹ con lộn nhào xuống ruộng, ướt sũng. Tiếng run hừ hừ được đánh lên.


 


Ghét chính mình nhất, tôi cảm thấy mình là người bất lực nhất. Chỉ biết nhìn mà thôi. Đó, người đàn bà kia và người đàn ông kia sẽ là thân chủ của tôi sau này. Tôi sẽ giải quyết những xung đột, những cảnh tượng như thế này trong nay mai đấy. Vậy mà giờ đây tôi cũng chỉ biết nhìn. Tôi thấy mình cũng có ích kỷ, cũng trốn tránh. Học cái ngành mà những đối tượng hướng đến là những người bên lề. Và cảnh tượng trước mắt là công việc mà chính tôi sau này sẽ làm đấy.


 


Hiểu, mỗi con người có một giá trị riêng. Không lên án, không trách, không gán ghép họ vào những việc làm sai trái. Phải biết cảm nhận sâu sắc từ bên trong để rồi ta tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những việc làm sai trái của họ. Không lên án, không phê phán bất kỳ ai, vậy mà giờ tôi chỉ trố mắt nhìn một cách lạnh lùng nhất. Nắm trong tay, nào là luật gia đình, luật phòng và chống bạo lực gia đình. Công ước CEDAW về bình đẳng giới…Nhiều lắm, vậy mà chính tôi đã làm được gì nào ngoài cái nhìn. Một người làm việc được với cái ngành mình học hiện tại, thì trước tiên phải thay đổi những suy nghĩ, thái độ của những người thân, những người quanh mình trước.  Có thế mình không làm được nhiều nhưng nếu thay đổi được những nhận thức sai trái của những người quanh mình cũng được xem là một thành công rồi đấy!


 


Thế đấy! Biết điều đó để làm gì. Để bây giờ nhìn ư? Thấy ghét chính mình. Sao không lên tiếng đi, lên tiếng để nói về sự bạo lực trong gia đình là sai trái. Và lên tiếng để có thể những cảnh tượng như thế này sẽ không còn diễn ra ở miền quê này. Ưh, muốn nói lên lắm, lòng muốn nói nhưng cái miệng cứ ngậm câm lại. Để thay đổi cách nghĩ thì sao chứ, đòi hỏi sự chung tay từ Hội phụ nữ, từ chính những người trong chính quyền địa phương. Thử hỏi được mấy ai trong hội phụ nữ hay những người trong địa phương biết về luật phòng và chống bạo lực gia đình chưa. Có thể khi nói ra ai cũng ú ớ, không biết. Thế là xong. Hay chăng khi sự việc trong gia đình xảy ra xô xát lớn thì những người chính quyền đến như một cái lệ. Rồi thôi, viết biên bản thế là xong rồi. Có nói ra thì chỉ một câu để hiểu không nên xen nhiều chuyện “đó là chuyện gia đình người ta” nói chi cho mệt xác. Rồi sau nữa, sự im lặng chịu đựng của những người đàn bà kia. Họ luôn cố chịu đựng tất cả, không dám lên tiếng. Nhưng cũng có đôi lúc lại muốn lên tiếng chống lại nhưng thử hỏi ai sẽ giải quyết giúp? Tôi hiểu cái vấn đề cần làm trước mắt là phải thay đổi nhận thức từ chính những người đàn bà kia, rồi vực lại im lặng của hội phụ nữ…Nhiều bước để dần dần thay đổi dần cái suy nghĩ đó là hành động dạy vợ của các ông chồng.


Hiểu rồi đấy, vậy mà cũng trơ mắt nhìn một cách đáng sợ nhất. Và cảm thấy mình bất lực trong tất cả những điều của cuộc sống diễn ra quanh mình.


 



 


 


Trong đầu với một mớ hỗn độn, thì bóng dáng của một người đàn ông đi vào nhà. Có má ở nhà không con? Và tiếng khóc lên khi câu nói của người đàn ông kia dứt. Chấp nhận một sự ra đi của một con người trẻ tuổi. Lá vàng còn đó mà lá xanh đã lìa cành. Đau xót khi nghĩ đến cái điều mà trong mỗi một đời người phải đối diện- Sinh, lão, bệnh, tử. Lạnh lắm. Em thấy mình lạnh hơn. Một cái chết nơi đất khách quê người, để giờ đây những người thân lại phải cố mà chấp nhận, chờ đợi chiếc xe đem cái xác về nhà.


 


Tiếng khóc cứ gào lên khi cái xác đã được mang vào nhà. Người đàn ông kia ngã khuỵ xuống. Ông không còn đủ sức bình tĩnh để đón nhận sự thật phũ phàng mà cuộc đời ông chưa bao giờ nghĩ đến. Đớn đau đến thế là cùng. Dù đứa con trai của ông có hư hỏng đi nữa thì nó vẫn là con, là giọt máu của mình. Ông nằm bất động, hai hàng nước mắt chực trào. Có lẽ không nỗi đau nào diễn tả hết nỗi đau nào. Tiếng gọi con trong hơi thở yếu ớt. Nhìn người đàn bà trẻ. Trẻ lắm, nhỏ hơn cả tuổi em nữa mà. Sớm làm người đàn bà. Để rồi giờ đây đã trở thành goá phụ.


Trong con mắt kia là một sự che giấu. Vẫn đủ sức bình tĩnh, thản nhiên hơn. Nhưng sao nỗi đau này lại lớn đến vậy?


Đâu có ai ngờ lại phải đối diện như thế này. Cứ ngỡ người đàn ông kia sẽ ra đi trước vì ông mắc bệnh có thể ra đi lúc nào không hay biết. Đứa con trai kia chưa đủ thời gian về thăm cha. Vậy mà, giờ lại là một cái xác lạnh căm nằm đó.


 


Có lẽ lúc này ông thấy mình giàu có làm gì để mà chính cuộc sống của con ông lại ngắn ngủi. Một dòng chữ để trước bàn thờ- “Không nhận kim ngân, cảm ơn”. Một sự để an ủi đứa con trai của mình. Tiếng gõ mõ, tụng kinh cứ vang lên. Đau lắm.


Bất lực phải nhìn và phải đón nhận mọi thứ.


Tôi biết mình là đứa khó tính, luôn gay gắt với đời trong mọi thứ. Và lúc này đây tôi lại càng ghét mình. Ghét phải nói để tự trấn an mình. Đó là sự bất lực của bản thân.


 


doncoi3.jpg image by Saobang012345

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét