Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Trà Leng 2


Đêm đầu tiên sau khi vui chơi, văn nghệ tự diễn xong thì tất cả phải đi dọn dẹp bàn ở các lớp học để lấy chỗ ngủ. Còn tôi thì lấn quấn thế nào lại bị vắt cắn nữa, vắt ở đây sao mà to như con đĩa vậy không biết. Đây không phải là lần đầu tôi bị vắt cắn nên không có gì để sợ hết. Thực ra chúng tôi tưởng đã có chỗ ngủ là hai phòng nội trú của học sinh nhưng khi mang đèn pin sang xem xét thì mới vỡ lẽ ra là có một phòng bị phá gần một nửa rồi. Học sinh phá để lấy củi đun nấu. Còn một phòng thì đầy phân bò.

 

Đoàn tình nguyện viên của chúng tôi không ngờ cũng đầy màu sắc, vì không chỉ những người con đất Quảng tham gia mà còn có các sinh viên ở một số nơi. Như Nghệ An, Nam Định, Quảng Trị, Đắk Lắc, Gia Lai, Bình Định. Tất cả không về quê nghỉ hè mà ở lại tham gia.

 

Thời điểm chúng tôi đến nơi đây hiện đang có sốt rét nên việc đi ngủ cần phải bôi thuốc chống muỗi đều phải thực hiện. Màn đêm buông xuống mang theo cái lạnh của miền núi. Khí hậu ở đây cũng khác là ngày nắng như lửa đốt nhưng đêm xuống là lạnh. Cái lạnh không tê tái nhưng cũng đủ cho ta có cảm giác như ở một vùng đất mới, một vùng đất có chút gì đó để cho ta thấy được sự sống lắng dịu.

 

Và công việc của ngày mới phải bắt đầu ngay thôi, đầu tiên đó là dọn lại chỗ ngủ được phân chia theo nhóm. Tiếp đến là dọn dẹp một số nơi như sân trường, phát hết cỏ cây mọc um tùm ở các đoạn đường đi đến trường. Và tiếp đến là việc đi về các thôn, ngày đầu ai cũng còn mệt nên chỉ đến thôn 1 là thôn đầu tiên. Thôn này phải mất gần hai giờ đi bộ để đến nơi.

 

Trà Leng 2.jpg

 

                      Đang thực hiện cắt tóc

 

 

Trà Leng 1.jpg

 

 

Đến thôn chúng tôi làm công việc đó là vệ sinh cho trẻ em và hướng dẫn bà con cách ăn ở sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa để phòng chống muỗi. Vui nhất là cái cảnh gọi trẻ con đến để cắt tóc. Chúng nó rất hiếm được gặp người lạ nên rất nhút nhát, phải cho kẹo chúng nó ăn mới gọi chúng nó lại được. Sau đó bảo là sẽ cắt tóc rồi mặc đồ mới nghe thì chúng nó mới chịu đứng lại không thì chạy trốn.

 

Trà Leng 25.jpg

 

    Đang thử gọi điện mà không được, chớp một kiểu vậy!

 

Đến trưa, thấy trời quang mây tạnh ai cũng muốn gọi điện về nhà cho mọi người biết chừng. Thực ra trên này cũng có điện thoại đó là của mạng điện lực nhưng chập chờn rất khó gọi. Nhưng cũng cố gắng mang ra cầu treo ở con suối gần trường, nhưng chẳng ăn thua vì hổng có tín hiệu gì hết. Thôi đành tranh thủ ra suối chơi, làm duyên làm dáng chút.

Trà Leng 23.jpg

 

Anh Thắng với anh Hưng đang làm dáng

 

Trà Leng 20.jpg

 

                     Tranh thủ buổi trưa ra suối

 

Trà Leng 15.jpg

 

        Cũng tranh thủ chen vào với mọi người để được kiểu.

 

Công việc buổi chiều là dọn ở trụ sở Uỷ ban xã để tối diễn văn nghệ và chiếu phim cho bà con xem.

Trà Leng 26.jpg

 

Đến đây tôi được biết là có một số giáo viên cũng mới lên thăm trường lại trong dịp hè. Vui hơn là gặp lại một số anh chị ở các khoá trước của trường được nhận công tác ở đây. Và việc kể lại những chặng đường của ngày đầu nhận việc đem con chữ của các giáo viên ở đây như thế nào sẽ được XR dành một Entry riêng.

 

Để có được hàng hoá tiêu dùng lên đến đây thì đó là cả một chặng đường dài, chúng tôi nhìn những chiếc xe Win 100 cày xới chở hàng hoá vào mà cũng lắc đầu bái phục. Có lẽ nhà sản xuất xe cũng không thể nào tưởng nổi sức bền và những chiến công của xe chạy nhỉ. Những con đường quanh co, đầy đá, và dốc, có những con đường bám quanh vào vách núi. Việc lái xe cả người và háng hoá lẫn lộn dưới hố, té ngã là chuyện thường nên chẳng có gì đáng để nói đến với những con người ở nơi đây.

 

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Nhật kí người điên...!

Tôi đã từng có một ước mơ là đến một ngày nào đó sẽ được mặc chiếc áo xanh tình nguyện. Đó được xem như là một ước mơ của tôi. Rồi cũng đến một ngày tôi sẽ được khoác lên mình chiếc áo xanh ấy, và tôi đã đạt được ước nguyện của mình từ khi bước vào cánh cổng trường Đại học Quảng Nam, năm đầu tiên tôi chỉ tham gia tình nguyện tiếp sức mùa thi. Không tham gia được đợt tình nguyện về với miền núi Trà Lengvì lúc đó điều kiện sức khoẻ không cho phép. Năm thứ hai tôi hoàn thành ước nguyện đều tham gia được hai đợt tình nguyện đó là tiếp sức mùa thi và đi về với vùng sâu vùng xa Trà Leng.


 


Hôm họp chuẩn bị kế hoạch để tiếp tục đợt tình nguyện đợt hai, khi bước ra khỏi phòng đã có một số anh hỏi coi bộ bé này đi không nổi đâu. Nhưng tôi đã cười và nói rằng đừng nhìn bề ngoài chứ. Hành lý tôi chuẩn bị đi rất gọn nhẹ, chỉ có hai bộ áo quần, một cái mền và một ít đồ dùng cá nhân nữa là xong. Tất cả chỉ gói gém trong cái ba lô bé tí.


 


Ngày 12.7, là ngày chúng tôi xuất phát. Ba giờ sáng là tất cả phải dậy để chuẩn bj chất hàng ra xe, tất cả hàng mang theo là quà cho mảnh đất chúng tôi đến và lương thực, thực phẩm mang theo để dùng cho những ngày tình nguyện ở đó. 4h sáng là chúng tôi lên xe xa mảnh đất Tam Kì đầy bụi và nắng đến với mảnh đất còn hoang sơ là Trà Leng (thuộc huyện Nam Trà My, Quảng Nam ).


 


Mọi người lên xe với một tình thần rất hào hứng, hát hò suốt cả chặng đường đi, làm cho tất cả quên đi cái mệt mỏi của cả một chặng đường dài là gần 80 km đường núi, con đường xe chạy đầy đèo dốc và được bao bọc quanh mình là núi và phía dưới là những con suối đầy hiểm trở.


 


8h sáng là chúng tôi đến Nước Xa, và cuộc hành trình tiếp theo là phải vượt qua những dãy núi bằng đường bộ và phải đi vượt qua gần 28 km nữa mới đến nơi chúng tôi dừng chân ở đó. Chúng tôi mỗi người ăn vội cái bánh chưng và cầm thao một cái nữa cho bữa trưa và bắt đầu cuộc hành trình của mình.


Mới đi được chừng khoảng 5km là tôi đã thấm mệt, anh Tùng nhìn tôi thấy mặt xanh xao và không còn chút máu đã chọc hết Trà Leưng chưa, đã cảnh báo bũa hôm họp rồi. Nhưng tôi chỉ cười hì hì rồi vẫn tiếp tục đi leo lên những con dốc đứng đầy trơn trợt vì chiều hôm qua mưa to nên đường đi rất khó khăn.


 


Tôi nằm trong đội hình đi dẫn đầu vì sợ lỡ có đuối sức thì rớt lại ở đội đi cuối cùng. Nhưng dù đi đường thấm mệt nhưng thấy lan rừng là mắt tôi lại sáng rực lên. Tôi cũng không biết mình vượt qua bao nhiêu là con suối, bao nhiêu ngọn núi nữa. Cũng không ngờ tôi nằm trong 6 người đầu tiên đến sớm nhất nơi dừng chân là trường Phổ thông cơ sở Trà Leng. Trên đường đi thấy được nhà dân là mừng hết biết luôn, vì số nước chúng tôi mang theo dọc đường đã hết từ lâu. Đến đây xin nước uống và mang theo, không dám nghỉ chân lâu vì sợ trời sẽ tối. Thấy cây mận nhiều trái nhìn thấy thèm, kéo áo anh Hưng và nói, nhìn kìa thế là xin dân hái mận mang theo ăn. Nhưng không dám ăn nhiều vì bụng đang đói mà ăn nhiều sẽ xót ruột lắm. Thấy ven rừng có thơm (trái dứa) tiếp tục hái ăn bỏ bụng cho đỡ cơn khát.


 


Có nhóm đi sau chúng tôi đã phải uống nước suối vì khát không chịu được. Ai cũng mang cảm giác sợ nhưng khi được hỏi người dân về nước suối ở đây như thế nào thì ai cũng thở phào nhẹ nhõm. Vì có một số con suối bị ao nhiễm do việc khai thác vàng bữa bãi.


Trà Leng 2009 - Đại học Quảng Nam


 


                    Những đứa trẻ vùng cao


 


 


Chúng tôi đến trường Phổ thông cơ sở Trà Leng đã 4h giờ chiều, ngồi nghỉ một lát là ra suối tắm, vô lại tiếp tục chuẩn bị bữa tối. Đến khoảng 6h tối là trời đổ cơn mưa, hết việc hăm he ra cầu treo chơi luôn. Vì đêm đầu tiên chúng tôi được nghỉ ngơi để lấy sức cho sáng hôm sau làm việc. Ở Trà Leng không có sóng điện thoại, nên điện thoại mang theo cũng không làm gì được vì hành trình chúng tôi đi đến thị trấn Trà My là đã không có sóng điện thoại rồi mà.


 


Đêm đầu tiên không đi đâu được chúng tôi mới quây quần lại bắt đầu họp bàn phân công công việc. Đoàn đi chỉ có 35 người nên vịec làm quen rất dễ dàng chỉ một loạt tự giới thiệu là đã biết nhau rồi. Và tự tổ chức văn nghệ vui chơi trong đêm đầu tiên rất vui và làm cho cái mệt mỏi của cả một chặng đường dài quên hết. Đến nơi dừng chân mà tôi cũng không chưa kịp hiểu mình nữa, không biết mình đến đây bằng cách nào. Không thể tưởng nổi mình lại vượt hơn 28km đường núi, đầy dốc cao bằng đường bộ để đến đây.


 


Trà Leng 2009 - Đại học Quảng Nam


 


              Văn nghệ trong đêm đầu tiên đến với Trà Leng


 


Trà Leng 2009 - Đại học Quảng Nam


 


              Tự tổ chức cuộc thi chung kết Đô Rê Mí già ( Nhi và Tài đang thi với nhau)


 


 


Và tiếp đến là công việc của ngày đầu tiên chúng tôi làm việc đó là dọn dẹp, làm sạch lại quang cảnh sân trường. Dãy cỏ, lau dọn các bụi bẩn trong phòng học. Tất cả đóng lớp một lớp bụi dày đầy mạng nhện. Phòng học có đến hai cái bảng ở hai đầu của lớp học. Mỗi phòng có đến hai giáo viên chuyên trách dạy hai lớp khác nhau trong một phòng học.


 


Trà Leng 2009 - Đại học Quảng Nam


 


                            Dãy cỏ lại sân trường cho sạch sẽ.


 


 


Trà Leng 2009 - Đại học Quảng Nam


 


                   Làm việc của ngày đầu cũng đầy hăng say


 


Trà Leng 2009 - Đại học Quảng Nam


P/S: XR sẽ cố gắng tải hình ảnh trong thời gian sớm nhất vì hiện tại USB lưu hình ảnh của XR bị lỗi nên không có nhiều hình ảnh lắm.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009

Hè...

Sinh ra đã được trời ban cho một làn da rám nắng, đi dưới nắng thì không ngại gì hết cả. Nước da đặc biệt, mấy hôm nay dang dưới nắng chang chang làm đen sì thấy sợ luôn

. Bạn bè về quê nghỉ hè gặp lại cũng nhận không ra vì không ngờ lại đe thấy ớn luôn.


Nắng thì chẳng ngại ngùng gì nhưng ngại nhất là đứng dưới cái bụi mù mịt không thể tưởng nổi nữa.Thôi kệ, nghĩ đến hè chỉ có được mấy nữa là phải xa mái trường nên cứ thẳn tưng dang nắng.


Hình ảnh của tiếp sức mùa thi.



    Được tặng quà động viên thì he he...


 


Ho tro


 


    Tư vấn cho thí sinh và gia đình


 


 


Đến chiều ngày 5/7 các tình nguyện viên đều mệt và xin nghỉ một buổi để dưỡng sức. Cò lại tôi và Tâm cũng phải đứng ở cổng trường trực. Ngồi buồn, nhìn xe chạy qua chạy lại choáng cả mặt, nói lung tung không biết đến khi nào mình mới có xe cứ lao lao ngoài đường nhỉ. Thiên hạ sao nhiều người giàu thế, buồn ý lại rủ nhau chiều đi biển Tam Thanh chơi đi. Nói ra tán thành ngay, mới gọi điện rủ Bích Liên, còn Tâm về chở Hoà đi nữa. Bốn con ma đi xả hơi, Tâm và Hào đi xe  máy, còn mình với Bích đi xe đạp xuống biển. Tự nhiên đi xe đạp thấy mình lạc loài, vì ai cũng đi xe máy không taxi xuống biển. Buồn lòng thật, giánhư mùa tình nguyện này tôi không mất xe đi học thì đỡ biết mấy nhỉ. sẽ không phải cộc cạch trên con ngựa sắt cà tàng.


Xuống đến biển thấy cả biển người mênh mông, gớm thật trông thấy mình giống nhà quê quá.


 



Và có lẽ đặc biệt nhất là tôi được gặp Blogger Đào Nguyễn Ngọc Quân, đã cho tôi nhận ra rằng, trên đời này không có gì quý nhất đó là sức khoẻ. Một cuộc gặ gỡ đặc biệt vì cũng quá vội vàng vì XR làm nhiệm vụ mà. Xin lỗi Quân nhé, nếu có cơ hội sẽ nói chuyện nhiều hơn.


Nhiều lúc nhìn thấy những sĩ tử đi thi mà cũng ước sao mình cũng quay lại thời gian xưa. Để đạt được ước mơ vào giảng đường đại học là cả một quá trình dài, và cố gắng hết mình, nhưng khi đạt được rồi thì phải nỗ lực học nhiều hơn ở ĐH. Để mai này ra trường cò làm việc, nhưng rồi tốt nghiệp ra trường lại chạy vạy xin việc. Cả một quá trình dài lê thê cố gắng. Có những ước mơ được chắp cánh tù những đôi gánh hàng rong trên đường, những bước chân khắp các con phố của những người cha, người mẹ luôn phải cố gắng như vậy để tìm cho con mình một tương lai tương sáng của ngày mai.


Dưới cái nắng gay gắt của trưa hè, những bước chân vội vàng của nhưng con người lao động nhỏ bé. Chiếc xe buýt vừa đổ lại là những chân chạy vội vã, rồi giành giật nhau từ người khách từ khi nhữg hành khách vừa đặt chân xuống đất. Tất cả giành giật nhau chỉ vì miếng cơm manh áo, vì ước mơ cho con cái nên dù mưa, hay nắng, dù trưa hay tôi khuya họ vẫn cứ cần mãn làm việc như vậy đấy. Ước mơ của họ rất nhỏ nhoi mà lại thiết thực đó là chỉ mong mình có đủ sức khoẻ để làm việc mà thôi.


Lúc này tôi lại nhớ nhà rồi. Nhớ đến từng bước chân nhọc nhằn của hai cha con dưới cái nắng choi chang trong hè cùng với chiếc xe ba gác với cồng kềnh hàng trên xe. Nhớ đến ba khi đi thức khuya dậy sớm để bỏ đá lanh, rồi chạy xe ôm để có đủ tiền cho hai chị em tôi đi học. Tôi đã khóc rồi, không viết được nữa.

. Xin lỗi nhé!


Đi mấy hôm nay nắng quá nên hơi mệt không viết được nhiều, cũng phải nghỉ dưỡng kĩ chút để chuẩn bị đi tình nguyện đợt hai ở miền núi. Hẹn về rồi viết nhiều hơn.