Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

Đợi mưa...


Hình ảnh: theo blog CIENGUYEN®


Có lẽ không khi nào lại đợi mưa như lúc này nhỉ? Đợi một cơn mưa giông mà thôi. Làm sao mà biết hết được cơ chứ,”nắng mưa là chuyện của trời cơ mà”. Những người nông dân thì lại ao ước có một cơn mưa để cuốn phăng bao cái nóng, nắng lúc này. Mong mưa để tưới cho đồng lúa, ruộng ngô, đậu đang khát mưa. Giờ mới biết hết được những cơn khát mưa như thế nào?


Mấy đêm nay nghe tiếng chó sủa văng vẳng thì biết ở ngoài kia những người nông dân đang thay phiên nhau tháo nước tưới cho ruộng lúa. Lúa đang vào mùa trổ đòng nên cũng cần nước, nhưng dưới chân ruộng chỉ là một màu bùn đen nước chưa về đồng. Có người thì cần nước tưới cho cây, nhưng vẫn đâu đó có người thì lại sợ những cơn mưa giông. Những người đang chăm cho đám ruộng dưa ngoài kia. Với họ sợ mưa vào lúc này nhất vì lúc này dưa đang thời điểm chuẩn bị thu hoạch. Nếu bất chợt một cơn mua giông đổ xuống thì sẽ cuống phăng đi mọi thứ của họ rồi. bào công sức vốn liếng đầu tư cho đám dưa coi như bỏ


Có những cơn khát mà ông trời cũng khó lòng chiều thật, người thì khát quá, còn người thì lại không cần. Biết nói sao cho hết ý được cơ chứ. Mới tháng ba mà trời đã mang đến cái nắng, nóng oi nồng. Ngày mùa sắp đến rồi, những ngày bận rộn ở nông thôn đã sắp đến. bao ánh mắt vui mững vì lúa được mùa, nhưng vẫn còn đâu đó ánh mắt buồn xa xăm vì vụ mùa của nhà mình không như mong đợi. Vào mùa, chờ một cơn mưa giông trút xuống…


Hình ảnh: theo blog CIENGUYEN®


Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Đi chơi...

Xong trại, vẫn còn sức dồi dào để đi xem pháo hoa. Sau giờ chen lấn trên xe buýt vẫn không làm tinh thần mình suy giảm chút nào mà ngược lại háo hức không thể nào bỏ qua được. Đi Đà Nẵng thật sớm còn xí chỗ nữa chứ.


Hoà vào dòng người cũng bắt chước chen lấn cho vui vui chứ nhể. Còn khoẻ chán. Tại năm ngoái không đi nên năm nay nhất định một hai là phải đi nên mang một tâm trạng không thể nào nói được nữa. Trời chua bao giờ phải chen lấn như thế này, bụng đói nhưng thôi kệ. Dạ dày đang réo nhưng không thể quay ra cho gì vào bụng được. Kệ chơi xem xong rồi hẳn ăn. Hichic cũng tại bướng nên lúc khuya lại lên cơn đau dạ dày dữ dội, làm Liên khuya rồi cũng chạy đi kiếm thuốc cho đỡ đau. Ác đi chơi mà cũng hành người khác.


Nhưng không chỉ len lõi vào dòng người xem pháo hoa mà bên cạnh một góc nhỏ nào đó ở ngoài kia. Khi những màn pháo hoa được bắn lên, ai cũng hướng mắt về nhìn thì những người buôn bán kia, học không hề để ý mà lại tranh thủ chuẩn bị hàng để bán. Với họ có xem dường như không thành vấn đề mà quan trọng là sao bán được nhiều để kiếm chút tiền trang trải cuộc sống thôi. Vẫn len lỏi vào đó là những đứa trẻ, những người đi thu gom những vỏ lon, chai đã vứt bỏ. Với họ đây là những ngày kiếm cơm được tốt nhất rồi đấy. Sau một đêm hai bên bờ sông Hàn thấy rác tràn ngập rồi. Những người làm quét rác những ngày này thật là vất vả. Mỗi người có một nghề nghiệp riêng cho mình để làm cuộc sống tốt đẹp hơn mà.


Hình ảnh pháo hoa mới chạy đi xin về nè.






Đi thế mà chưa đã, về mệt đêm nằm ngủ sớm. Mới sáng dậy ba má còn nói cò về nội không? Thế là chạy đi chơi tiếp, ngày nghỉ mà. Về nhà nội, chưa chi đã leo lên cây vú sức tìm trái chín rồi hehe. Chưa xong còn ra mấy ruộng dưa của người ta choạn trái thật là lí tưởng cho mình. Trưa lại nằm thiu thiu ngủ tí thì chị Gái chạy đến gọi dậy đi bắt ốc. Ui sướng quá! Đi tiếp, đi vào thác Bà Từ bắt ốc. TRời có đi mới biết được, đưòng đi thì thôi khỏi phải kể, quá ư là xấu. Đi đến nơi, chẳng còn hơi sức nữa. Ai cũng nói đi đến thác bà Từ là đi xong một lần từ luôn. Quá đúng! đi xong thấy tiếc thà ở nhà cho sướng. Nhưng nói trong miệng thôi, chứ đi đến nơi thì đã nhảy tùm lum. Hú hồn đi té, bầm đen cái chân, may mà hổng ai biết chứ biết chắc là la ghê lắm đây. Dù đau một tí nhưng hổng sao. Có những ngày đi chơi thật là vui và có được cho mình những giây phút quá sướng rồi. cảm ơn nhiều nhé!

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

Tổng hợp hội trại

Chưa đến ngày cắm trại thì ai cũng náo nức hết. Lúc nào cũng chăm bẵm cho mấy cổng trại để nó đẹp nhất, nổi nhất trong hội trại. Công sức của hai tuần làm trại cũng đã đến ngày kheo hàng rồi.


Sáng ngày 22/3/2008 thì bắt đầu thi dựng lều trại nhanh, ai cũng tập trung vào phần việc của mình, cắm xong thì đi tìm cờ Tổ quốc, ủa đâu rồi. Mới để đây mà, tìm miết không thấy, thì cái Yến thấy thế lo chạy đi mua cờ để kịp treo lên. Thôi rồi, lớp mình không thành công ở việc cắm lều trại nhanh rồi. hichic


Chiều hôm nay ngày 22/03/2009, vào lúc 16h00 tại Sân Vận động trường Đại học Quảng Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Hội trại truyền thống lần thứ VI


Các chi đoàn chuẩn bị diễu hành
 

Các chi đoàn chuẩn bị diễu hành


 


Đội Thanh niên xung kích của trường ĐH Quảng Nam

Đội Thanh niên xung kích của trường ĐH Quảng Nam


Trước đó, Hội trại đã diễn ra các nội dung thi kịch tính, hấp dẫn và sôi động trong điều kiện thời nắng nóng như: chuyền tranh bằng muỗng, cà kheo, đua thuyền trên cạn, vẽ theo chủ đề….Vui nhất là trò đua thuyền trên cạn, đua thuyền thì phải có nước còn đắng này thì chỉ thấy toàn là bụi mù mịtt khắp nơi...


Đoàn TN Trung đoàn 143 – Đơn vị kết nghĩa với ĐTN Nhà trường

Đoàn TN Trung đoàn 143 – Đơn vị kết nghĩa với ĐTN Nhà trường


Đoàn TN Công an Tỉnh Quảng Nam – Đơn vị kết nghĩa với ĐTN Nhà trường

Đoàn TN Công an Tỉnh Quảng Nam – Đơn vị kết nghĩa với ĐTN Nhà trường


Trung đội Tự vệ của Nhà trường

Trung đội Tự vệ của Nhà trường


 


 


Tối lại là phần sinh hoạt "Tự hào tuổi trẻ Bác Hồ" và chung kết phần thi khiêu vũ.


Phần sinh hoạt văn nghệ được chuẩn bị công phu, các tiết mục tham biểu diễn đã dự thi phần thi văn nghệ của Hội trại trước đó. Ban Tổ chức đã xây dựng phong phú chương trình sinh hoạt bằng việc mời thêm các tiết mục tham gia của đội văn nghệ Bộ đội Biên phòng tỉnh, của Trung đoàn 143, Công an tỉnh, múa của sinh viên Lào


Các bạn SV Lào đang trình diễn điệu múa truyền thống của Lào

Các bạn SV Lào đang trình diễn điệu múa truyền thống của Lào


Tiết mục văn nghệ của đơn vị kết nghĩa – Trung đoàn 143

Tiết mục văn nghệ của đơn vị kết nghĩa – Trung đoàn 143


Tiết mục văn nghệ của Bộ đội Biên phòng Quảng Nam
 

Tiết mục văn nghệ của Bộ đội Biên phòng Quảng Nam


Tiết mục múa của Khoa Xã hội
 

Tiết mục múa của Khoa Xã hội


Phần thi Khiêu vũ

Phần thi Khiêu vũ


 Lóng ngóng đi dự xem văn nghệ của trường xong thì về đến lều trại,  trong lớp kéo nhau đi sang lớp nhạc nhảy hát bên đó. Có lẽ trội nhất là lớp nhạc, cả một dàn đèn rực rỡ, các nhạc cụ đầy đủ được mang ra kheo hàng. Mới các sinh viên của các lớp, các khoa vào giao lưư. Múa, hát nhảy cả đêm.


Các chi đoàn đang chuẩn bị lửa trại cho đêm sinh hoạt

Các chi đoàn đang chuẩn bị lửa trại cho đêm sinh hoạt


 


Giao lưu bóng chuyền với các đơn vị kết nghĩa

Giao lưu bóng chuyền với các đơn vị kết nghĩa


Thi Múa sập

Thi Múa sập


 


Thi Múa hát tập thể

Thi Múa hát tập thể



Thi múa hát tập thể



 


Thi kéo co... đo sức


 


Chuyền chanh = muỗng



Thương binh... thời @ (trò chơi lớn)

 



 


Góc Fahasa tại... QNU (ở đâu tậu được hai quyển sách hihi)


 



 



 


Sức trẻ sinh viên của mình đây rồi... Ối sao quả địa cầu lại nghiêng thế này cơ chứ...


Hổng biết mình đang đứng nhìn gì thế không biết

. Còn dáng ngồi của Liên kìa thấy ớn quá


 



 


Khoa Văn hóa - Du lịch


 


 


Khoa sư phạm



 


 


 


Sau ba ngày chạy nhảy vui hội trại cũng kết thúc. Ai cũng vui nhưng mà không dấu hết vẻ mệt mỏi. Tạm biệt hội trại nhé ta không còn gặp lại mi nữa rồi.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009

Khát...

Nhìn cảnh tan trường, nhìn mấy đứa trẻ hớn hở khi nhìn thấy bố mẹ đến đón. Chúng vô tư hồn nhiên, nụ cười tươi vui khi gặp bố mẹ từ trường về nhà. Nhưng lặng lẽ đằng kia có mấy đúa trẻ đang nhìn cảnh ấy mà thèm khát. Nhìn ánh mắt thoáng chút buồn, mang trong đó là một ước muốn được như bao đứa trẻ kia nữa.  




Nhìn các em lặng lẽ đi trong ánh mắt buồn, giờ chúng tự rảo những bước chân trên con đường ồn ào, tấp nập người qua lại. Chúng cũng hoà vào sự hối hả đó đấy, chúng men theo vỉa hè để về tổ ấm của mình. Chúng cũng có tổ ấm, nhưng không phải tổ ấm của các em có bố mẹ đến đón kia. Tổ ấm của chúng không có tiếng nói ấm áp của mẹ, không có tiếng cười vui bên mâm cơm gia đình mà tổ ấm của chúng là những bữa cơm tập thể của các cô ở trung tâm trẻ em mồ côi.
Trong những đứa trẻ kia thì có một bé gái mà ai gặp cũng phải để ý hết. Con bé ấy trong buổi sinh hoạt nào dành cho các em bé không nói gì cả, nó chỉ ngồi một chỗ nhìn các bạn mình nô đùa thôi. Bé không cười, không cho ai được đụng vào người. Ai cũng đưa bánh kẹo cũng không chịu nhận, nhưng đọc được trong ánh mắt ấy là một nỗi buồn tận sâu thẳm, buồn nhưng mang trong mình một sự khát thèm. Có lẽ thèm một làn hơi ấm của bố mẹ chăng, hay thèm một mái ấm gia đình. Bé im lặng nhìn như vậy thôi, hỏi thăm những đứa trẻ ở cùng với bé thì biết rằng từ lâu bé đã như vậy rồi, bé không bao giờ bộc lộ cảm xúc, chỉ im lặng làm những việc của mình, không chơi thân với ai hết. Thường ngày nó cũng không nói, không cười, không chuyện trò cùng ai. Im lặng mình em trong một mình trong một thế giới của chính mình.


 Bé từ cổng trường bước đi mạnh mẽ, không nói chỉ lầm lũi đi một mình. Bước đi dứt khoát, không trò chuyện cùng ai. Trong khi những đứa trẻ khác dù rằng thèm khát như những cũng vẫn vô tư cười đùa, vẫn sánh vai với nhau, còn trêu nhau những câu nói ngô nghê của một đứa trẻ con nữa. Lần đầu tiên thấy bé cười khi nhìn mình đi ngang qua. Không thể tưởng nhỉ, tự nhiên thấy vui lắm như gặp một cơn gió lành. Bé và những đứa trẻ đi về, về đến nơi chúng cất cặp, vở của mình vào một góc riêng cho mình, với chúng mọi việc đều tự làm, đều phải ngăn nắp trong gian phòng nhỏ dành cho học tập chung. Có lẽ với chúng là những việc bình thường nhưng thử hỏi mấy đứa trẻ có bố mẹ có bao giờ làm như vậy khi ở lứa tuổi này không. Xong việc chúng nó tự lấy đồ mặc để chuẩn bị đi tắm, rồi lại vào chỗ ngồi ăn, bàn ăn đã được dọn ra, mỗi đứa mỗi phần, và chỗ ngồi thì cũng dành riêng cho nhau, không ai dành ai. 
Trong bàn ăn có thằng nhỏ đang còn bón cơm cho một bé gái, vừa bón cơm vừa ăn phần cơm của mình. Bé gái đó là em gái ruột của thằng nhỏ, nó thay mẹ chăm em, làm những việc của người anh khi mẹ đi xa. Thằng nhỏ mới có 6 tuổi, còn bé nhỏ kia hình như 3 tuổi thì phải.


 Nhớ lúc trước thằng nhỏ nói chuyện, khoe đã có lần mình được về nhà. Nhà ở xa lắm, nhà có biển nữa. Hình như nó nhớ nhà , nhỏ nói là nhà có 4 chị em, nhỏ còn một chị nữa nhưng đi xa rồi. Cha chết rồi, còn mẹ thì đi lấy chồng khác rồi. Nhỏ được mẹ đưa hắn với đứa em kề hắn vào đây lâu rồi. Nhỏ đang say sưa kể về nhà về ngôi nhà của nhỏ ở miền quê có biển, có những rổ cá của mẹ nhỏ khi thuyền về bến, thì có một đứa khác  chạy lại, nói nói láo ấy. Hắn được về nhà như thế từ lâu rồi, hắn được một lần về từ khi chưa có em hắn đưa vào đây. Nhỏ thấy vậy, cãi lại. Hai đứa làm om sòm lên, thấy thế bảo hai đứa thôi, 
Nhỏ còn làm trách nhiệm của một người anh trai với đứa em gái của mình, chăm cho em, dỗ em gái ngủ. Hằng đêm nó vẫn phải mắc màng, ru em ngủ nữa.
Thực ra là các em ở đây có nhiều cảnh đời, nhiều số phận khác nhau. Có đứa có gia đình nhưng lại không thể chăm lo nổi nên gởi các em vào trung tâm. Có gia đình thì chồng (vợ) mất nên giờ tìm một tổ ấm mới nên gởi con để xây hạnh phúc riêng mình…
Các em dù cuộc sống ở đây, không phải vất vả mưu sinh với cuộc sống bên ngoài nhưng trong tận sâu đáy lòng lại khát khao một mái ấm. Chúng cũng ước cho mình dù chỉ một lần thôi, được biết những lời nói yêu con, được nghe sự la mắng khi mình làm sai. Ước muốn nhỏ bé như vậy nhưng với những đứa trẻ đó không hề đơn giản chút nào.
  



 


 






Dua Be - Nhieu Nghe Si

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

Đôi chân

Ngoài trời với cái nắng chói chang, những người nhà quê dù công việc có bận rộn đến mấy thì họ vẫn dành cho mình một khoảng thời gian trưa để nghỉ. Nhưng xa xa ngoài thửa ruộng kia vẫn có một bóng dáng của người đàn bà đang lom khom làm việc. Với người đó dường như không có khái niệm nghỉ trưa, có thời gian là lại tranh thủ làm việc không ngưng nghỉ. Đôi lúc có người lại bảo sao mà khoẻ vậy cơ chứ, mình làm nhiều lúc cũng dành thời gian nghỉ ngơi nhưng lại thấy mệt mỏi nhừ rồi huống gì làm suốt như vậy cơ chứ?


Gánh củi trên vai gầy.jpg

Người đàn bà ấy làm việc không vhỉ cho riêng mình mà làm việc để còn nuôi con, chăm sóc cho chồng. Trên đôi vai người đàn bà ấy bao nhiêu cũng trên đôi vai gầy guộc ấy, tất cả mọi việc dù nặng hay nhẹ thì cũng chỉ có một mình làm tất. Trưa ai cũng yên ắng để nghỉ ngơi để còn chiều làm việc, với người đàn bà kia là tranh thủ khi nghỉ trưa ra cắt vài bó rau bỏ cho họ để chiều về đỡ thời gian để đi quay lại bỏ rau. Đôi tay làm nhanh nhẹn, thoắt cái đã được một chục rau rồi. Vừa cắt xong đã thấy thấp thoáng mấy người đàn bà nữa đang chờ nhau đi chặt củi. Người đàn bà ấy không nề hà gì lại nhanh chóng bỏ rau lên xe đạp theo dòng người đó. Người đàn bà ấy có tên là Tư nhưng ai cũng quen gọi là Tư rau.


Ai cũng bảo cô Tư cái chân không được như người bình thường mà làm việc giỏi như vậy, huống gì cô có một đôi chân lành lặn nhỉ. Đôi chân ấy dù như vậy nhưng lại không bỏ sót một con đường, một cánh đồng nào cả. Cô đi khắp các vùng trong huyện, trong xã để mua rau, có lúc cô còn đi xe đạp ra một vùng nông thôn khác huyện rất xa nữa. Đôi chân vẫn miệt mài làm viêc, tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo, tất cả chỉ vì chồng vì con. Nhưng cuộc sống khá vất vả nhưng bao giừo cũng cười một cách không lẫn vào đâu được. tiếng cười đó mang đến một cảm giác không hề than thở hay phiền muộn mà lúc nào cũng tươi cũng vui cả.


Nếu như cô cũng có một người chồng cùng cô san sẻ công việc, cùng nhau vượt qua khó khăn thì tốt biết mấy. Có lẽ ông trời muốn chia bớt lại, vợ được chồng mất để cuộc sống này công bằng hơn chăng. Chồng cô làm nghề troè hái dừa thuê, công việc cũng tạm ổn vào mùa nắng thôi.

Người chồng của cô ngày làm việc chiều về thì chìm đắm trong me  rượu rồi, con người có bao giờ tỉnh táo đâu. Có một chút me rượu là la om sòm lên, có lúc khuya lắm rồi còn chẳng chịu để cho ai yên giấc cả. Nhiều người hàng xóm ái ngại nên chỉ biết im lặng mà thôi. Đôi chân tật ấy đi không ngừng nghỉ, sáng sớm dậy thì lại lo chở rau ra chợ để cho đứa con nhỏ của cô trông giúp rồi lại về nhà chuẩn bị mọi thứ để đi chặt củi để còn để mùa mưa bán. Trưa về nhà lại vội vàng lo bữa ăn cho mấy đứa nhỏ rồi lại tranh thủ ra đồng cắt mấy bó rau bỏ cho họ rồi lại tiếp tục đi núi tiếp. Chiều về trời đã ngả màu rồi còn một mình lom khom ngoài ruộng để cắt mấy chục rau để sáng mai cho kịp ra chợ bán.


Chưa phải ngày mùa đã thấy tất bật rồi mà những ngày mùa thì thấy cô lại làm việc cũng không kém chút nào. Sáng dậy sớm từ 3 giờ sáng đi cắt lúa thuê cho người ta cho kịp trời sáng rồi lại vội vàng mua rau về lang về bỏ chợ. Mọi công việc đồng án cô đều tự tay làm hết, từ việc cuốc ruộng, xuống giống, giải phân, phun thuốc, gặt hái, suốt lúa., phơi lúa một tay cô làm hết. Đã bận rộn trong những ngày mùa rồi lại muốn làm thêm bằng việc cắt lúa thuê cho người ta nữa.


Người đàn bà ấy miệt mài làm việc như vậy đó, tất cả chỉ vì mưu sinh cho cuộc sống. Làm việc chăm chỉ không nghỉ đến cho bản thân mình một chút nào cả. Quanh năm chỉ mấy bộ đồ cũ ấy, tất cả những gì mới những gì đẹp đều dành hết cho chống, cho con. Một con ong chăm chỉ, ngày ngày miệt mài không một lời than phiền.
Đối với ai đó thì mọi viêc như vậy đều trên đôi vai người vợ nhưng với tôi đó là tất cả trên đôi chân ấy. Đôi chân bé nhỏ ấy là làm tất cả mọi việc, đã đi trên các nẻo đường, đã không ngại mưa nắng, gió, sương gì cả. Đôi chân không ngừng nghỉ…


Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

Mẹ gà....


Nhìn mẹ gà đang chăm đàn con, thực ra không có tình cảm nào cao quí bằng tình mẹ dành cho con hết cả. Nhìn chúng chăm con rất chu đáo, mẹ chăm con từ lúc gà con thoát ra ấp ủ cho đến ngày con ra đời. Mẹ chăm chỉ và làm hết mình vì đàn con thân yêu. Tôi còn nhớ có lần tôi thử đổi trứng gà từ ổ này sang ổ kia nhưng khi gà con thoát khỏi vỏ trứng chúng vẫn biết đó không phải là con mình. Chúng biết con nào là con của nó, nhưng dù biết đó ko pahỉ là mình sinh ra nhưng mẹ gà vẫn chăm sóc không hề ghẻ lạnh hay đối xử không công bằng cả


Hôm nay ngồi chăm cho đàn gà ăn, nhìn thấy hai chú gà con trong đàn gà đang đá nhau, chúng tranh dành hay đang cãi nhau thì phải. Hai chú đá nhau rất mạnh, không hề phân rời nhau, dù gà mẹ có chục chục nhiều lần nhưng vẫn không thả nhau ra. Tôi nhìn chúng chăm chú thử xem gà mẹ sẽ phân xủa như thế nào với hai đứa con của mình. Gà mẹ có lẽ cũng lên tiếng phân trần thì phải, nhưng có lẽ không hiệu quá, gà mẹ bằng chạy lại mổ vào hai đứa con mỗi đứa mỗi cái. Gà mẹ cũng làm công bằng chứ phải, nhưng hai chú gà con vẫn không chịu bỏ nhau ra còn lại đá nhau nữa, gà mẹ lại mổ vào hai con cảu mình đồng đầu nhau.
 Người ta có câu "gà cùng một mẹ chứ hoài đá nhau"
 Có lẽ mẹ gà cũng hiểu vì sao anh em trong một nhà không nên chỉ vì những lí do không hay mà làm rạn nứt đi tình cảm thiêng liêng ruột thịt của mình đang có. Gà mẹ cũng hiểu hết tất cả, và cũng cố dạy cho con mình hiểu biết để sống với nhau.


Nhìn gà mẹ chăm sóc con thật là chu đáo, trong lúc ấy con gà mái của tôi lại kêu ổ, chịu trống, những chú gà con thì còn bé tí vậy mà giờ lại lẻ mẹ rồi. Tự nhiên tôi còn nhớ đến mấy câu vè mà má đọc lúc trước mà tôi cũng không để ý lắm.
"Mẹ ơi mẹ ác như gà
Con chưa lẻ mẹ đòi lẻ con
Con thì bốn đứa vuông tròn
Hai trai hai gái mẹ còn ức chi
Lúc nào mẹ hứa mẹ không
nay giờ mẹ lại theo chồng bỏ con


......"


Ừ, nhìn mẹ nhảy ổ bỏ đàn con nhỏ lại cũng thấy tủi lòng thật nhưng đâu phải mẹ bỏ các con hẳn đâu, mẹ vẫn còn chăm con nữa cơ mà. Dù có đi đẻ lại đi nữa nhưng mẹ vẫn nhường gạo mồi cho con cơ mà. Mẹ bao giờ cũng thật tuyệt, mẹ sẵn sàng làm tất cả cho con, nhưng sao lại nói mẹ ác như gà được. Chỉ một số ít như vậy thôi chứ chẳng có người mẹ nào đành lòng quay lưng với con của mình cả. Dù mẹ có đi chăng nữa nhưng mẹ vẫn nhớ đến con vẫn chăm sóc con, vẫn nhớ đến con.


Mẹ hết lòng vì con như vậy mà có đôi lúc người ta lại nhẫn tâm đánh mẹ cảu mình, ruồng bỏ mẹ mình, lại có người hận mẹ nữa cơ chứ. Dù sao thì đó vẫn là người sinh ra ta, có mẹ thì mới có ta trong cuộc sống này, để chúng ta hiểu cuộc sống là như thế nào. Mẹ dành hết tình cảm cho con, mẹ luôn khuyên các con trong nhà hãy sống hoà thuận vậy mà nhiều lúc chỉ vì chút tài sản cỏn con anh em lại tranh dành nhau, lại đánh nhau, lại không nhìn mặt nhau. Tại sao lại lãng quên tình cảm cao đẹp ấy, lại quay lưng cơ chứ, "người với người sống để yêu nhau cơ mà"



P/S: Đang cho đàn gà ăn thấy hai chú gà con đá nhau chỉ vì miếng mối, gà mẹ liền chạy lại mổ vào hai chú mỗi chú một cái. Gà mẹ dường như đang giải hoà cho hai đứa con bé nhỏ của mình thì phải. Bỗng XR nhớ lại chuyện của một gia đình hàng xóm hôm trước xảy ra tranh chấp, anh em đánh nhau, còn chửi bới bố mẹ nên cảm thấy như vậy viết lên suy nghĩ thôi

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009

Mùa hoa cải


 


Tháng 3 mùa hoa cải nở. Màu hoa chỉ có ở nông thôn ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp dịu dàng, kiêu hãnh đến nhường nào trong cái nắng chói chang. Tôi thích được ngắm hoa cải, được ngửi mùi hương hen hen đến nồng nàn. Tháng 3 về là những cánh hoa cải lại khoe sắc dưới ánh nắng, hoa mang trong mình sự gần gũi không hề cao xa quá. Hoa đôi lúc lại nhẹ nhàng lướt trong gió chiều.
Những cánh đồng vào mùa này được ngập tràn trong hoa cải, hoa nghiêng mình trong nắng, hoa toả sắc vàng, trắng trên các đám đậu được những người nông dân gieo xen vào. Hoa ngập tràn trong các lối đi, hoa mang trong mình một sức sống rất riêng, có lúc mạnh mẽ, có lúc lại yếu đuối trước những cơn mưa chiều. Tôi thích màu vàng của hoa chan hoà trong ánh nắng, hoa vươn mình trong ánh nắng ấy. Hoa cũng khẽ mỉm cười khi ta cảm thấy tươi vui, hoa cũng lặng lẽ bên ta khi ta cảm thấy buồn, hoa vẫn lặng lẽ đứng bên ta khi ta muốn thả hồn theo đang nghĩ những dòng suy nghĩ mênh man. Hoa không hề rực rỡ hoa đẹp một vẻ đẹp tự nhiên, rất riêng không pha lẫn những cái đẹp kiêu sa.


Tôi thích được đi trong những cánh đồng ngập tràn hoa cải ấy, được thả hồn theo những cơn gió chiều. Được đi bên hoa được hoa che lấp khi ta ngồi một mình trên cánh đồng. Hoa cải thật là đẹp. Có lẽ khi đi xa tôi vẫn không thể nào quên được màu vàng của hoa cải tháng 3. Đôi lúc nhìn những cánh đồng phía bên kia đã ít mấy ai còn gieo cải nữa, đến mùa này lại không thấy hoa vàng rực rỡ dưới nắng mà chỉ thấy xa xa kia là một màu xanh khác đang được chăm tưới mà thôi. Hoa bên tôi, hoa đã theo tôi lớn trong suốt những năm tháng khó nhọc đến giờ. Mùa hoa cải cũng là mùa của sâu, tôi sợ sâu nhưng lại chen chân trong những đám đậu ấy để ngửi hương hoa cải. Hoa vẫn đẹp trong lòng tôi mãi.



 Mùa hoa cải

Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đang thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng

Anh rụt rè không dám
Hái một bông cải ngồng
Sợ làm con bướm trắng
Giật mình bay sang sông.

Qua bao mùa hoa cải
Chỉ mình anh biết thôi
Mình anh không dám hái
Hoa cải bay về trời.

Bâng khuâng chiều làng bãi
Không còn hoa cải ngồng
Ai xui anh trở lại
Ngày em đi lấy chồng.

Anh lại gieo hạt cải
Lại âm thầm đợi mong
Có một người con gái
Đợi anh chưa lấy chồng.
(Sưu tầm)


Thứ Hai, 9 tháng 3, 2009

Về đêm...

Dòng đời hối hả, tôi trôi theo nó dường như bỏ quên lại chính mình, để lúc nhớ ra - quay lại nhặt - thấy mình đầy trống trải...Nếu như không có mấy đêm nay ngồi bán hoa thì có lẽ tôi cũng cảm nhận hết đằng sau cuộc sống nhộn nhịp của chốn thị thành còn có những góc nhỏ khác. Đã về khuya rồi, tôi vẫn còn ngồi bán mong cho bán được vài hoa nữa rồi nghỉ, nhưng nhìn giữa những con phố người qua lại ồn ào. Họ lướt đi không để tâm gì nhiều lắm quanh mình, họ bước đi chỉ để nhìn cái bầu không khí về đêm, để thưởng thức những cơn gió nhẹ nhàng mát dịu để tưới lên tâm hồn mình.



Về khuya rồi nhưng vẫn còn đó những con người lặng lẽ, họ vun đắp cho cuộc sống này. Những chị lao công quét rác vẫn âm thầm quét dọn những rác mà người ta vô tình bỏ đó. Không hề chút than thở gì nhiều vẫn im lặng làm công việc của mình, từng tiếng chổi quét ở giữa đêm vắng này. Có lẽ không có gì để diễn tả sự âm thầm của họ trong đêm, trong tiếng chổi quét sạch đi những bụi bẩn. Bên lề đó vẫn còn những người đàn bà ngồi đó bán bánh mì, bán bắp,… về đêm. Con đường vắng vẻ lắm, dòng người đi trên đường ngày một vắng.


Họ vẫn còn ngồi đó mong bán cho hết hàng để về nghỉ ngơi, với nhiều người giờ đã an giấc rồi, họ đã làm xong một giấc ngon lành. Nhưng trên vỉa hè này vẫn còn những người đàn bà âm thầm ngồi đó. Đôi lúc tôi thấy mình thật vô tâm dường như đã không để ý đến những mảng màu quanh mình. Tôi chỉ nhìn thấy những mặt nổi của cuộc sống xô bồ quanh mình.
Mấy đêm nay bán hoa tôi mới cảm nhận hết được cuộc sống về đêm ở chốn thị thành. Bên kia đó còn có những người còn đi nhặt nhạnh từng vỏ chai, cái lon,…Dường như cuộc sống của họ không có cái gọi là ban ngày hay ban đêm, tôi nghĩ rằng cuộc sống của họ để kiếm cho đủ bữa ăn quá khó nên họ phải làm như con ong chăm chỉ. Họ vẫn lặng lẽ để làm, để mong cuộc sống của mình ngày mai tươi mới hơn. 
Nhưng có lẽ với họ cuộc sống còn vất vả nhưng những tiếng cười vẫn tươi vui. Giữa cuộc sống bộn bề họ cũng vẫn nhìn cuộc đời, cuộc sống tươi mới không hề nhuốm một chút màu sợ hãi hay lo nghĩ.

... Giữa êm đềm ai thấy được sóng ngầm, có đôi lúc lại thấy mình lạc lõng, trôi theo một cách vô định, rồi mong muốn cho riêng mình một chút ích kỉ chỉ sống trọn cho riêng mình, không có những cuộc phiêu lưu, không có những tính toán và chỉ cần có được một sự thấu hiểu...Giờ tôi mới thấy mình quá bé nhỏ giữa cuộc sống này. Có đôi lúc tôi cảm thấy sao mình lại kém may mắn như vậy cơ chứ. Giờ tôi cảm thấy mình sống thật ích kỉ chỉ biết đến có bản thân mình. Tôi cảm nhận được cuộc sống này còn có những gam màu mà tôi chưa nhìn thấy hết được. Tôi phải biết hài lòng với những gì mình đã có để còn cảm nhận quanh mình. Tôi cảm ơn những người bạn của tôi, đã cho tôi nhìn ra chính mình và những người sống quanh mình nếu như không có những đêm thức khuya, mệt mỏi trong những ngày bán hoa này. Cảm ơn các bạn của tôi.

Trong rất nhiều nhiều điều bí ẩn


Bí ẩn hơn lại vẫn con người