Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Con tàu....sân ga....



Mấy hôm nay em cảm thấy mệt nhoà. Mệt vì đã quá có nhiều chuyện xảy ra với em. Với một tâm thế luôn sẵn sàng chờ một cái kết và đón nhận mọi thứ tồi tệ nhất xảy ra. Nhưng không hẳn vậy, và có giây phút em đã muốn buông xuôi tất cả.


Tự an ủi mình bằng một tách cà phê đen đá. Ngồi yên một góc nhỏ. Thế là đủ rồi. Vẫn một mình một thế giới. Cười để an ủi những điều làm mình chán ngán nhất. Và cần tập trung vào việc cần làm.


Em lật mở từng trang sách, vở tìm tài liệu chuẩn bị cho bài thuyết trình. Bài vở dạo này khá nhiều. Lật di lật lại những dòng chữ mình viết vội vàng trong quyển vở, chợt thấy những câu mà làm mình chú ý nhiều. Chỉ những dòng chữ ngắn gọn của đứa bạn trong nhóm góp ý vào bài làm để hoàn chỉnh hơn.


“ Nếu bạn kết hôn ở tuổi 20 là bức tranh hoàn hảo nhất cho bất kì một người đàn ông nào muốn kết hôn với họ (…) Kết hôn ở tuổi 30- Nếu bạn muốn một tình yêu vững chắc; Nếu bạn muốn khẳng định mình; Nếu bạn không muốn bị khủng hoảng kinh tế; Nếu bạn muốn xây dựng một quan điểm đúng đắn về hôn nhân, họ có cái nhìn sâu sắc về hôn nhân, về gia đình; Nếu bạn không muốn hối tiếc, tuổi này bạn đủ thời gian và kinh nghiệm để chọn cho mình một người có thể cùng bạn đi suốt cuộc đời”.


Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


   Tôi biết khi ngồi trên thư viện thằng bạn này ghi trong vở cũng là có chủ ý của nó. Ở cái tuổi đẹp của đời người là 20, nó đã quá vội đến với hôn nhân sớm. Vì thế nó viết ra khi trình bày quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề gia đình luôn già dặn hơn tôi. Cùng với đó là sự già dặn trong suy nghĩ, hành động, khuôn mặt của nó chẳng ai nghĩ nó còn trẻ như vậy đâu.


Hôn nhân với ai đó là thiên đường hay địa ngục. Vốn dĩ hôn nhân có tính hai mặt của nó. Nếu gặp những gì như ý thì gọi đó là thiên đường. Còn không thì cái thiên đường hoa lệ kia có khác bao nhiêu so với địa ngục trần gian. Trong mỗi cuộc tình để đi đến hôn nhân luôn lắm thử thách. Có bao buồn, vui, hạnh phúc, nụ cười và nước mắt luôn song hành với nhau. Trên mỗi chuyến tàu đi của mỗi người thì ta lại cảm nhận riêng. Mỗi cuộc tình thì có người đi cùng với ai đó trên con tàu đến với sân ga cuối cùng. Rồi cũng có người thì chỉ một mình trên con tàu không sân ga.


Và cũng có những sân ga ồn ào, hạnh phúc nhưng cũng có những sân ga chìm trong sầu buồn, lặng lẽ. Và như thế ta thương nhiều hơn ở mỗi con người trong cuộc đời này. Nhiều lý do hơn để hiểu những người lỡ duyên, lỡ thì con gái thì thường tỏ ra khó tính. Họ vốn thấy mình đã lỡ những chuyến đi và vẫn không có một sân ga nào. Khi cảm thấy mình lỡ chuyến đi trên con tàu thì lại cố tạo cho mình một vỏ bọc vững chắc nhất. Vẫn lắm khao khát yêu, thèm lắm những bờ vai, những cái nắm tay và những câu nói nhẹ nhàng quan tâm, yêu thương. Thèm lắm, khát khao nhiều lắm nhưng khi nhìn thấy cái nét hanh hao của mình trong gương thì lại thấy xót, thương chính mình nhiều hơn.


Ai không mong muốn cho mình một hạnh phúc, được làm và thực hiện những thiên chức quý báu của cuộc đời ban tặng cơ chứ. Đơn giản lắm lại xa xôi... Và thế là lại khắt khe với chính mình, lại tỏ ra cầu toàn trong tất cả mọi thứ, có thể gọi là thực dụng nữa. Bộ mặt luôn cố tỏ ra lạnh lùng hơn, tỏ ra mình mạnh mẽ. Bề ngoài ấy lại làm ta thấy rõ sự yếu đuối, thèm yêu thương đến nhường nào.


Cũng đã có những người dạo bước qua cuộc đời ta, cũng có những cuộc tình sâu sắc, đẹp lắm chứ. Rồi cũng vụt qua hửng hờ, để mãi bơ vơ, lầm lũi riêng một góc. Những mối tình không đầu không cuối ở cái tuổi lỡ duyên một đời con gái đến rồi lại đi với một sự chua chát trong nụ cười. Trái tìm có lúc nào khô héo không? Trong sâu thẳm vẫn còn yêu nhiều lắm. Rồi tự mình trên con tàu lặng lẽ, sân ga buồn không một bến tàu xa…


Ta dấn thân mình trong những cuộc tình vội vã trên chuyến tàu muộn màng lại cố bước đi cho hết chuyến tàu của cuộc đời. Nhưng rồi vui, hạnh phúc lại cũng có lúc vỡ vụn. Lại khao khát hơn những tiếng cười đùa, tiếng khẽ bên tai những câu nói ngọt ngào. Rồi lại tự nhận thấy rằng sân ga mình đến trên con tàu kia cũng không hoàn hảo. Một nuối tiếc cho một thời xuân sắc mình đã bỏ quên để rồi giờ đau khổ.


Tiếp tục chuyến hành trình gian khổ với cuộc đời, để đi, để đến sân ga cuối đời chứ không còn là sân ga của một cuộc tình nữa. Đã chìm sâu, ta đã lỡ chuyến đi trong đời. Con tàu vẫn tiếp tục hành trình của mình. Ta vẫn phải đi nhưng lại một mình ta trên chuyến tàu không sân ga. Để rồi tận sâu trong trái tim ta vẫn yêu thương, vẫn giấu những tình yêu cũ đã qua và tự an ủi vỗ về mình. Một mình đi tiếp, vẫn hy vọng chờ chuyến đi mới mình sẽ có bạn đồng hành. Hy vọng và luôn mong chờ một sân ga, một chuyến đi có bạn cũng mình trong đong đầy hạnh phúc.


Đi…đi…và đi…tiếp tục cuộc hành trình và hy vọng sân ga tình yêu hạnh phúc đang chờ đón mình. Sân ga nơi mình ao ước, một thiên đường mà luôn muốn hướng tới. Mong chờ và hy vọng….Con tàu và sân ga riêng của mỗi người


Dành cho những ai sắp bước vào ngưỡng cửa tuổi 30, đang tuổi 30 và qua tuổi 30.



                                                                   * *
                                                                     *


Dạo này em thấy mình quá khó tính.

Căn bệnh này đã có từ lâu nhưng mấy hôm nay lại càng gắt gao hơn. Thấy mình già hơn. Em cố tỏ ra nhẹ nhàng một chút, bớt để ý một chút nhưng vẫn không được.
Em vẫn có niềm tin, vẫn cố gắng để tự an ủi, tự vui với chính mình. Em sẽ đón chuyến tàu sớm để đi, tim lại những thứ em đã lãng quên.


Đơn giản thế sao, cứ tin ngày mai mình sẽ có mà. Em cứ nói mãi câu đó khi một đứa bạn nào đó hỏi hay đang ao ước.


Em vẫn đang yêu thích cái một mình nên không muốn sự phá vỡ nào cả. Vẫn trên con đường quen thuộc là dấu chân em. Vẫn cái đắng, đen đen của cà phê một mình. Những bài hát một mình em nghe và thích thôi.


Yêu lắm cái một mình em đã chọn. Và dạo này em đã trót yêu rồi

. Em phải cất công đi tìm đã để được Yêu nhiều hơn nữa. Vốn em là đứa đa tình mà….


Em yêu ai đó thì sẽ bỏ quên mọi thứ và cố dành riêng cho tình yêu của mình.

  


Và em cũng đã yêu.

 Tình yêu ơiiii...ta đã Yêu...
 


Em bỏ nhà đi tìm tình yêu....


 


 

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Vẫn chỉ là giấc... mơ...

Những cơn gió bấc vẫn cứ rít dài từng cơn, như muốn quất vào bất cứ ai. Nó rất ghét những cơn gió bấc, nó thấy gió bấc vô tình, mang đến những nỗi lòng không sao hiểu được cho nó. Nhưng ghét đến đâu thì những cơn gió vẫn cứ rít dài, vẫn thổi, vẫn lay động mọi thứ trong vườn. Nó vẫn lủi thủi một mình. Trong ngôi nhà nhỏ kia vẫn còn vang những tiếng cười. Nó lại ghét những người ở trong đó cười. Từ lúc lọt lòng mẹ nó đến giờ nó đếch biết bà con họ hàng gì. Mấy khi thấy mặt, mà không giờ nó mới thấy chứ. Đến để lấy lòng vì mảnh đất của dòng họ để lại chứ gì, trong đầu óc non nớt của nó cũng đủ hiểu rồi. Nó quá hiểu những con người trong kia, nó khinh họ, nó ghét những tiếng cười đầy ác ý kia.
Nó biết rằng không có thì gia đình nó vẫn yên ổn sống, và làm ăn bằng chính đôi tay của mình, nó cũng biết được rằng nó chưa nếm được vị ngọt của cây kẹo mà họ hàng nó mang đến bao giờ, cũng đâu có cần nữa đâu, giờ nó cũng đủ sự nhận thức rồi. Khi những người đó bước ra còn vỗ vai nó mà nói, cố mà học nghen con để mai này ông mày xin việc cho. Nó im lặng, biết rồi những lời nói như cơn gió vô tình kia, nó xong đã bay đi chẳng để lại một dấu vết gì cả đâu. Nó đang lui hui làm việc đó đằng kia kìa.
Nó đang lấy những mảnh gỗ để ghép, trò chơi của nó trong những buổi trưa. Mấy đứa nhóc ở hàng xóm chạy đến hỏi, ê mi làm gì vậy?
Nó quay đầu lại nói, ta đang xây một ngôi trường dành cho những đứa trẻ nghèo. Ở ngôi trường này sẽ không có việc đóng học phí, mọi việc ăn uống, ngủ nghỉ, và học phí đều được miễn hết. Ngôi trường này dành cho những đứa con, những thân phận nghèo hèn học để cùng thực hiện ước mơ luôn ấp ủ trong lòng.


Nó đang vui vẻ trả lời bằng một ước mơ mà nó ấp ủ ở trong. Bỗng bọn nhóc kia ồ cười lên, đến bao giờ mới có kia chứ. Mi chỉ nằm mơ, một giấc mơ sẽ không có đâu con ạ!
Nó không nghe mấy tiếng cười nhạo kia, nó vẫn cố ghép cho nó hoàn chỉnh theo ý nó.
Có tiếng gọi “bé”, giật mình nó phải chạy vào nhà, tiếp tục những việc làm dang dở trong nhà. Hôm nay nó còn phải lên núi lấy củi nữa.


Vẫn dáng đi của một con bé nhà quê, nhếch nhác, đen đúa. Trông nó càng nhỏ bé hơn khi phải vác trên vai những bó củi.


Có lẽ số phận nó sinh ra không có một sự may mắn trọn vẹn nào cả. Nó tưởng cuộc sống sẽ êm đềm trôi qua cũng với sự nghèo nhưng hạnh phúc này. Nhưng không, một ngày chẳng mấy đẹp trời đã mang đi người cha của nó, trụ cột trong gia đình. Giờ nó mới thấy ghét hơn chính mình nữa.


Nó cố chôn giấu đi những giọt nước mắt, thay vì buồn đau thì nó lại chọn cho mình một sự im lặng. Nó lại ít nói, lầm lũi một mình trong thế giới riêng của nó vào các buổi trưa, tiếp tục cho ước mơ đó. Đang cố ghép cho nó hoàn chỉnh thì nó thấy dáng thằng câm đó, nó chợt nhớ ra. À cũng cần một ngôi trường bên cạnh nữa cho những con người sinh ra không may mắn kia nữa. Vậy là nó tiếp tục, nó vẫn cố xây, cố ghép cho đến khi nào xong, không thể vứt được.
Nó hoàn thành xong cũng là khoảng thời gian nó phải nghỉ học, nghỉ để phụ giúp gia đình bằng việc đi làm thuê. Nó lên xe ra tỉnh để làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Công việc của nó bắt đầu từ 5 giờ sáng kết thúc đến 1 giờ khuya. Sức vóc nó làm sao mà chịu nổi cơ chứ, ở cái tuổi mà “ăn chưa no, lo chưa tới” đã phải làm rồi. Nó vốn gầy yếu nay lại càng tệ hơn nữa.
Nhưng nó cũng phải cố chứ, nó còn ước mơ đó nữa. Nhưng không trong một đêm vắng, vẫn là những cơn gió bấc vẫn cứ gào qua từng cơn. Nó vẫn ghét, nay lại càng ghét hơn. Nó đang lủi thủi về nghỉ, thì ở đâu đó có một bóng đen từ đằng sau tiến tới ôm chầm lấy nó.


Tiếng xe máy đổ trước nhà, nó bước vào nhà trong sự ngỡ ngàng của mẹ và các em của nó. Nó đưa cho mẹ nó một xấp tiền dày cộm. Nó mua sắm cho các em nó những bộ áo mới, những đôi dép, quyển vở mới tinh. Mẹ nó hỏi nó trong sự ngỡ ngàng, sao con có nhiều tiền thế. Nó cười bảo, tiền nó trúng vé số đó


Nó tỉnh giấc kêu khát, mẹ nó cũng vừa từ giấc mơ về. Chẳng phải thật mà bà đang nằm mơ, bà nhìn dáng vẻ ngày một tiều tuỵ của con. Xanh xao, gầy ốm trên gường bệnh.


Câu chuyện lúc tối đó xảy ra thì chỉ nó mới biết và vẫn giữ trong lòng. Chỉ nó mới biết chuyện gì đã đến với mình mà thôi. Giờ nó cũng hiểu, giấc mơ cũng chỉ là giấc mơ mà thôi…
                                    

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Bất lực...

Đ..m…Tiếng chửi rủa cứ văng vẳng, không dứt từ miệng của một người đàn ông. Tiếng đấm, đá thậm thịch không ngớt vào người đàn bà đang dắt díu hai đứa con nhỏ dại. Một đứa mới chập chững bước đi và một đứa phải bế bồng trên tay.


 


Ngoài trời vẫn mưa. Mưa những hạt như sương mù giăng. Mưa dai dẳng. Lạnh đến buốt tay chân. Tiếng khóc, kêu la từ miệng người đàn bà với hai đứa con nhỏ đang cẩu xin- Hãy tha cho tôi. Miệng cứ cầu xin, tay vừa dìu dắt, bồng bế hai đứa nhỏ cố chạy trốn khỏi những cú đấm vô tình kia.


 


Mệt nhoà trong chạy vội, tiếng khóc nứt liên hồi. Người đàn bà ngồi xuống, một người khác chạy đến hỏi. Có chuyện gì vậy? “Nó đánh con, nó đánh như một con chó, con chịu không nổi nữa. Con phải đi thôi, đánh miết chắc chết chứ sống chi nổi”. Tiếng nói từ miệng của người đàn bà hai đứa con nhỏ ấy cứ kêu la trên con đường làng quen thuộc.


 


Những người hàng xóm vẫn trơ mắt nhìn. Vẫn có tiếng như trách móc người đàn ông kia. “Thứ gì chứ người chi, đánh vợ, con còn nhỏ thế mà vẫn cứ xốc lên xốc xuống. Thứ gì đâu..?” Những câu nói như cố để lảng tránh mình nữa. Ai cũng trân trân nhìn, không dám dây dưa vào người đàn ông đó, sợ rắc rối đến với mình. Nói với thằng cha đó như nói với cái cối xay cùn mà- Hắn không biết đến nửa chữ, có nói với hắn thà nói với đầu gối cho sướng. Những câu nói tôi nghe rõ nhất khi từ trong nhà chạy ra.


Còn tôi cảm thấy ghét chính mình nhất, vẫn thế, trân trân con mắt mà nhìn những cú đấm đá vô tình trút lên người đàn bà đó cũng với hai đứa nhỏ.


 


Trời lạnh, lạnh lắm, tay chân tê cứng hết rồi. Vậy mà, hai đứa nhỏ ấy chỉ một manh áo mỏng. Người đàn bà dìu dắt nhau. Một cú đá ba mẹ con lộn nhào xuống ruộng, ướt sũng. Tiếng run hừ hừ được đánh lên.


 


Ghét chính mình nhất, tôi cảm thấy mình là người bất lực nhất. Chỉ biết nhìn mà thôi. Đó, người đàn bà kia và người đàn ông kia sẽ là thân chủ của tôi sau này. Tôi sẽ giải quyết những xung đột, những cảnh tượng như thế này trong nay mai đấy. Vậy mà giờ đây tôi cũng chỉ biết nhìn. Tôi thấy mình cũng có ích kỷ, cũng trốn tránh. Học cái ngành mà những đối tượng hướng đến là những người bên lề. Và cảnh tượng trước mắt là công việc mà chính tôi sau này sẽ làm đấy.


 


Hiểu, mỗi con người có một giá trị riêng. Không lên án, không trách, không gán ghép họ vào những việc làm sai trái. Phải biết cảm nhận sâu sắc từ bên trong để rồi ta tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những việc làm sai trái của họ. Không lên án, không phê phán bất kỳ ai, vậy mà giờ tôi chỉ trố mắt nhìn một cách lạnh lùng nhất. Nắm trong tay, nào là luật gia đình, luật phòng và chống bạo lực gia đình. Công ước CEDAW về bình đẳng giới…Nhiều lắm, vậy mà chính tôi đã làm được gì nào ngoài cái nhìn. Một người làm việc được với cái ngành mình học hiện tại, thì trước tiên phải thay đổi những suy nghĩ, thái độ của những người thân, những người quanh mình trước.  Có thế mình không làm được nhiều nhưng nếu thay đổi được những nhận thức sai trái của những người quanh mình cũng được xem là một thành công rồi đấy!


 


Thế đấy! Biết điều đó để làm gì. Để bây giờ nhìn ư? Thấy ghét chính mình. Sao không lên tiếng đi, lên tiếng để nói về sự bạo lực trong gia đình là sai trái. Và lên tiếng để có thể những cảnh tượng như thế này sẽ không còn diễn ra ở miền quê này. Ưh, muốn nói lên lắm, lòng muốn nói nhưng cái miệng cứ ngậm câm lại. Để thay đổi cách nghĩ thì sao chứ, đòi hỏi sự chung tay từ Hội phụ nữ, từ chính những người trong chính quyền địa phương. Thử hỏi được mấy ai trong hội phụ nữ hay những người trong địa phương biết về luật phòng và chống bạo lực gia đình chưa. Có thể khi nói ra ai cũng ú ớ, không biết. Thế là xong. Hay chăng khi sự việc trong gia đình xảy ra xô xát lớn thì những người chính quyền đến như một cái lệ. Rồi thôi, viết biên bản thế là xong rồi. Có nói ra thì chỉ một câu để hiểu không nên xen nhiều chuyện “đó là chuyện gia đình người ta” nói chi cho mệt xác. Rồi sau nữa, sự im lặng chịu đựng của những người đàn bà kia. Họ luôn cố chịu đựng tất cả, không dám lên tiếng. Nhưng cũng có đôi lúc lại muốn lên tiếng chống lại nhưng thử hỏi ai sẽ giải quyết giúp? Tôi hiểu cái vấn đề cần làm trước mắt là phải thay đổi nhận thức từ chính những người đàn bà kia, rồi vực lại im lặng của hội phụ nữ…Nhiều bước để dần dần thay đổi dần cái suy nghĩ đó là hành động dạy vợ của các ông chồng.


Hiểu rồi đấy, vậy mà cũng trơ mắt nhìn một cách đáng sợ nhất. Và cảm thấy mình bất lực trong tất cả những điều của cuộc sống diễn ra quanh mình.


 



 


 


Trong đầu với một mớ hỗn độn, thì bóng dáng của một người đàn ông đi vào nhà. Có má ở nhà không con? Và tiếng khóc lên khi câu nói của người đàn ông kia dứt. Chấp nhận một sự ra đi của một con người trẻ tuổi. Lá vàng còn đó mà lá xanh đã lìa cành. Đau xót khi nghĩ đến cái điều mà trong mỗi một đời người phải đối diện- Sinh, lão, bệnh, tử. Lạnh lắm. Em thấy mình lạnh hơn. Một cái chết nơi đất khách quê người, để giờ đây những người thân lại phải cố mà chấp nhận, chờ đợi chiếc xe đem cái xác về nhà.


 


Tiếng khóc cứ gào lên khi cái xác đã được mang vào nhà. Người đàn ông kia ngã khuỵ xuống. Ông không còn đủ sức bình tĩnh để đón nhận sự thật phũ phàng mà cuộc đời ông chưa bao giờ nghĩ đến. Đớn đau đến thế là cùng. Dù đứa con trai của ông có hư hỏng đi nữa thì nó vẫn là con, là giọt máu của mình. Ông nằm bất động, hai hàng nước mắt chực trào. Có lẽ không nỗi đau nào diễn tả hết nỗi đau nào. Tiếng gọi con trong hơi thở yếu ớt. Nhìn người đàn bà trẻ. Trẻ lắm, nhỏ hơn cả tuổi em nữa mà. Sớm làm người đàn bà. Để rồi giờ đây đã trở thành goá phụ.


Trong con mắt kia là một sự che giấu. Vẫn đủ sức bình tĩnh, thản nhiên hơn. Nhưng sao nỗi đau này lại lớn đến vậy?


Đâu có ai ngờ lại phải đối diện như thế này. Cứ ngỡ người đàn ông kia sẽ ra đi trước vì ông mắc bệnh có thể ra đi lúc nào không hay biết. Đứa con trai kia chưa đủ thời gian về thăm cha. Vậy mà, giờ lại là một cái xác lạnh căm nằm đó.


 


Có lẽ lúc này ông thấy mình giàu có làm gì để mà chính cuộc sống của con ông lại ngắn ngủi. Một dòng chữ để trước bàn thờ- “Không nhận kim ngân, cảm ơn”. Một sự để an ủi đứa con trai của mình. Tiếng gõ mõ, tụng kinh cứ vang lên. Đau lắm.


Bất lực phải nhìn và phải đón nhận mọi thứ.


Tôi biết mình là đứa khó tính, luôn gay gắt với đời trong mọi thứ. Và lúc này đây tôi lại càng ghét mình. Ghét phải nói để tự trấn an mình. Đó là sự bất lực của bản thân.


 


doncoi3.jpg image by Saobang012345

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Đằng sau...

Trời đã về chiều, lại buông xuống ánh nắng của một ngày sắp tàn. Khung cảnh trở nên yên ắng, mang trong mình một nỗi niềm tâm sự của một ngày buồn thì phải? Mà không chỉ với ai đó thì đang mang trong mình một nỗi niềm tâm sự thì khung cảnh quanh mình cũng nên khác hẳn. Lúc vui thì nhìn sao cũng đẹp, cũng yêu hết, nhưng khi buồn thì nó lại khác đi. 


Ở đằng kia một người đàn ông đang nói chuyện với ngôi mộ. Mà không, nói đúng hơn là đang tâm sự, đang nói ra những điều mà anh không thể tỏ bày cùng với một ai, chỉ có một người nằm ở dưới kia là hiểu thôi. Anh đang tâm sự, đang nói chuyện, đang muốn trút bỏ bớt những điều mà bấy lâu nay anh đã chất chứa trong lòng.



Anh nói chuyện về chính mình bấy lâu nay đã tự giả tạo về cuộc sống hôn nhân lần thứ hai của mình. Anh đang cố tỏ ra là mình có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, để cho người nằm ở dưới ngôi mộ kia yên tâm mà dể linh hồn mình ra đi thanh thản. Người bên cạnh đang lắng nghe kia là người vợ của anh. Bây giờ cô ấy đang lắng nghe, đang muốn hiểu, đang muốn chia sẻ nhưng chỉ biết câm lặng mà thôi. Có lẽ cô ấy cũng đang nhìn, cũng thấy thương lắm nhưng lại bị ngăn cách bởi những ranh giới không ai có thể vượt qua. Giữa hai thế giới, hư vô và thực mà.


 Còn nhớ ngày nào anh khắc lên chiếc xe đạp cũ, chiếc xe kỹ niệm của hai vợ chồng trong những năm tháng đói khổ, anh khắc lên khi ngườ vợ của mình đã đột ngột ra đi không một lờ từ biệt. Cô ấy ra đi lặng lẽ như chính con người hằng ngày cô vẫn sống. Anh khắc lên xe dòng chữ “Thương con nhớ vợ hiền”, anh thể hiện tình cảm của mình trên dòng chữ đó, yêu con, thương con và sẽ cố gắng thực hiện trách nhiệm vừa mẹ vừa cha để nhớ đến người vợ bé nhỏ của mình.


Nhưng anh đã tự đánh mất đi chiếc xe, mất đi dòng chữ mà anh đã khắc lên bằng việc cố gắng tìm một người phụ nữ thay thế vai trò làm mẹ của anh. Có lẽ anh nghĩ rằng mình cần tìm cho con một người mẹ để xoa dịu đi nỗi mất mát lớn trong cuộc đời con thì phải! Nhưng không giờ anh mới nhận ra mình đã thực sự sai, chính anh đã làm cho khoảng cách cha con tự nhiên xa theo năm tháng. Con có mái ấm gia đình mà chẳng lúc nào dám về, không về vì không muốn cha mình phải chịu đựng cái nhìn lạnh buốt của người đàn bà kia, không muốn về để nhìn cái nét đỏng đảnh, chu ngoa của cô con gái riêng của bà ta. Đứa con ấy thương cha, thương cho chính mình lúc này hơn, nó thấy mình đã làm cho cha phải chịu đựng cuộc sống không mấy hạnh phúc trong những năm tháng dài để mong mình có được tình cảm của người mẹ mà nó đã không có niềm hạnh phúc được có đó.

                

Đứa con ấy đã tự bương chải cho cuộc sống của riêng mình, nó không về căn nhà ấy nó cũng sợ nhìn sự hạnh phúc giả tạo mà cha nó đang cố che lấp trước mặt nó. Nó cũng đang cố gắng hết sức để vươn lên mà sống tốt hơn. Nó vừa học nhưng cũng vừa thi đại học, nó không bao giờ nản lòng. Nó thi trượt đã gần bốn năm, thực ra là do nó không có thời gian để ôn thi nên năm nào nó cũng phải cố gắng cả. Nó cũng trúng tuyển rồi, nhưng lại không đủ học phí để nộp nhập học, nó đành gác lại. Nó không dám nói ra những khó khăn của mình. Còn anh ta thì tìm cách giúp con trong kì thi này, anh muốn nó tập trung để học và cố gắng để thực hiện ước mơ. Anh không cho nó đi làm nữa mà phải tập trung, anh tìm cách cung cấp tiền học cho nó bằng việc hằng ngày chăm bẵm cho đàn gà đá để mong trong cuộc đá gà sẽ thắng. Mà có lẽ ông trời cũng nhìn thấy được những nỗi lòng ẩn dấu của anh nên cũng lặng giúp anh, trong cuộc chọi gà nào anh cũng thắng cả. Dù không nhiều nhưng cũng đủ để anh lắng vợ con trong gia đình này giúp cho đứa con trai của mình. Giờ anh đang nói chuyện, tâm sự với người vợ nằm trong đất lạnh mà tự nhiên anh khóc, anh khóc cõ lẽ cho đứa con trai của mình, cho người vợ đang nằm trong đất lạnh và khóc cho chính sự nhu nhược của mình trong cuộc sống gia đình hiện tại.


Chưa hẳn hạnh phúc ta nhìn thấy trước mắt người khác là một hạnh phúc thực sự, mà đằng sau nó còn có những nỗi đau riêng!. Hạnh phúc đôi lúc cũng đang cố dấu những câu chuyện riêng mà chỉ có những ngwoif sống trong đó mới hiểu hay đang cố lừa dối mình mà thôi. Và có lẽ đằng sau nụ cười trong ngôi nhà kia là những giọt nước mắt lặng thầm, đằng sau những giọt nước mắt anh ta khóc kia là một niềm đau chôn dấu thì phải?

1062275_3571593.jpg


             


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Lạnh đông....

Lạnh tê buốt, cái lạnh đến bất ngờ quá. Những con mưa cứ rơi từng hạt nhỏ li ti. Mưa không to, không lớn nhưng lại là những hạt mưa dày tạo nên một làn hơi nước mang đến cái lạnh. Cơn gió thoáng nhẹ thổi qua mang đến cái lạnh tê buốt của mùa đông rồi. Những cô gái lướt đi trên đường với những chiếc khăn quàng cổ đủ màu. Những chiếc áo ấm đã chuẩn bị sẵn. Dường như đã sẵn sàng đón lấy cái lạnh của mùa đông ùa về. Còn em thì lại quên mất, cứ vù vù đi mà chẳng hề để ý. Đến khi cơn gió đông mang cái lạnh tái thì em mới ngỡ ra đông đã về thật.


 


Những cơn mưa bây giờ sẽ không còn thoáng qua mà sẽ là dai dẳng. Mưa với cái buốt giá của mùa đông.


 


Lang thang một hồi ở chợ để đi tìm một cái áo ấm để mua. Mọi mùa đông trước không áo ấm nên năm nay muốn thay đổi. Đúng hơn muốn một chút dịu dàng nào đó ẩn mình bấy lâu. Năm nào mùa đông dù lạnh buốt những vẫn cái dáng vẻ áo trắng quần tây đi học. Chẳng bao giờ đả động đến những chiếc áo dày cứng cả chứ đừng nói đến khăn quàng cổ nhé. Thế đấy, một nhóc cứng đầu ngay từ nhỏ rồi.


 


Lơ ngơ đi tìm cái nào hợp với mình, rồi cả cái túi tiền mình dành cho món quà mùa đông riêng mình nữa chứ! Đang đi thì nghe tiếng gọi của ai đó vọng từ đằng sau gọi mình. Quay lại thì nhận ra đó là mấy nhóc bạn học từ hồi cấp hai.


Mới thấy tôi, bọn chúng đã tuôn ra một tràn dành cho mình. Vẫn vậy, không cao, không béo chút nào cả. Cứ thế, chẳng hề có gì thay đổi cả. Uh, tôi là đứa không muốn sự thay đổi, không thích nên cái gì tôi đã tự tạo dựng cho mình đều muốn cố giữ như thế.


 


Những đứa bạn cùng lớp hồi cấp hai giờ gặp lại không được nhiều lắm. Số được đi học như tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Vậy tôi cũng là một số may mắn nhất lớp rồi đấy! Nhiều đứa “già”, nét già của một con người ra đời sớm hiện rõ trên từng khuôn mặt. Khi tôi đứng nói chuyện nhiều đứa cũng bày tỏ thật lòng là lúc gọi cũng e dè đủ thứ. Sợ tôi sẽ không nhận ra chúng nó, đã quên mà gọi lại rồi đâm hỏi ai vậy sẽ quê nên không dám gọi. Nhưng thấy bộ dạng lơ ngơ của tôi nên cũng liều mình. Thực ra những gương mặt của các thành viên trong lớp của các cấp học tôi đều nhớ cả. Kể cả họ và tên, nét tính cách trong từng con người nữa.


 


Cả lớp hồi học cấp hai giờ có gia đình khá nhiều. Sắp hết cả lớp chưa nói đến số học cấp một nữa. Ở nông thôn là thế mà, cuộc sống khó khăn kèm theo đó là những suy nghĩ cũ của các bậc cha mẹ, ông bà vẫn còn hằn sâu nên ở cái tuôi 20 có vợ chồng đều là điều bình thường.


 


Tôi biết gặp tôi, biết tôi còn đi học và qua những câu nói e dè của bọn chúng tôi biết trong lòng mỗi đứa đều có sự mặc cảm riêng. Tôi hiểu sự mặc cảm ấy ra sao, và ngay trong ánh mắt ấy nói lên điều gì nữa. Chúng nó ra đời khá sớm, ra đời ở cái tuổi mà có những biến động về tâm lý rất lớn của một đời người mà ai cũng trãi qua. Sự già dặn, sự thấm mùi đời đã in trên mặt, trên đôi mắt ấy. Ở cái tuổi cần được sẻ chia nhiều điều thì lại phải nghỉ học để bương chải với cuộc sống. Chốn thành thị luôn cuốn hút chúng nó với những điều mới lạ của những con người trẻ mới lớn ở chốn quê đã kéo chúng bỏ học lao vào con đường kiếm tiền. Sức mạnh của tiền luôn thu hút trong mắt của những đứa trẻ con nhà nghèo như chúng tôi thời bấy giờ lắm. Mơ được có tiền để phụ giúp gia đình mà trong đó có cả điều để tự khẳng định mình.


 


Giờ gặp lại, mỗi đứa mỗi hoàn cảnh. Có đứa mới đôi mươi mà đã hai con rồi. Sự chạy vạy, lo toan của cuộc sống đời thường đã vẻ lên cái nét khắc khổ của cái vòng lẩn quẩn của những người đàn bà quê rồi. Sớm quá! Tôi luôn miệng nói câu đó khi nghĩ đến chúng nó. Quá sớm để trở thành một người đàn bà. Tôi biết cuộc sống hôn nhân không là điều đơn giản đối với tất cả. Nhưng không đơn giản với những đứa con gái và con trai như tôi. Lớn lên chưa được nếm nhiều sự hồn nhiên, ngây thơ thì lại đã bon chen, bương chải với cuộc sống rồi. Ở cái tuổi nét trẻ con vẫn còn hiện hữu mà đã phải làm cha làm mẹ rồi. Những tủn mủn của cuộc sống đã phải lo sớm thì chắc hẳn sẽ có sự “già” dặn trước. Cuộc sống hôn nhân sẽ không tránh khỏi những va chạm, mà ở cái tuổi sự trẻ con vẫn còn trong mỗi người cha, người mẹ như tôi thì điều đó là chắc chắn rồi. Tôi đọc thấy sự cam chịu của một người đàn bà với cái vòng lẩn quẩn ở nhà quê hiện lên trong những đứa bạn tôi gặp. Rồi cả cách ăn mặc đã không hề có sự chăm chút nữa. Cả câu nói đến trơn tru, chân chất nữa.


 


Những ngày ngồi trên ghế nhà trường với màu áo trắng hồn nhiên ấy đã qua. Những ngày vô tư nhất, thấy đẹp nhất. Mỗi đứa chúng tôi đi học là mỗi hoàn cảnh khác nhau không ai giống ai. Toàn là dân gốc rạ đến trường với một ước mơ giải thoát cuộc sống chật vật này. Thế mà, số được như tôi ít lắm mà toàn là nghỉ học sớm. Hết lớp 9 nghỉ cũng nhiều chứ chưa nói đến số học hết 12. Nhớ ngày đó tôi đi học băng qua những cánh đồng, rồi vô tư cứ đếm cò về mùa này đây. Cũng cái lạnh, với manh áo mỏng. Người cứ run lên mà vẫn đứng giữa đồng mà đếm từng con cò, xem ai đếm nhiều hơn. Đi bộ trong suốt bốn năm học THCS. Đến cấp 3 thì mới được một chiếc xe đạp. Cứ tưởng sẽ không được đi học nữa nhưng rồi cũng có một sự may mắn dành cho riêng mình. Đi học suốt những năm tháng cấp 3 bằng chiếc xe đạp cũ kỹ mua lại, cũ với người khác nhưng lại mới trong mắt tôi đấy. Đó là món quà lớn nhất trong suốt những năm tháng tuổi thơ tôi. Một ước mơ mà có lẽ tôi thấy nó đẹp. Đơn giản thế đấy. Hằng ngày chở đá lạnh bỏ cho các quán cơm để kiếm thêm tiền trang trãi việc học đã giúp tôi càng có sự nỗ lực hơn nữa. Mưa cũng như nắng, ngày ngày cứ cởi con ngựa sắt trên suốt chặng đường. Đi học và kiếm thêm tiền. Có những hôm chân tôi rã ra vì đạp xe quá nhiều nhưng vẫn tin ngày mai mình sẽ khác. Có lẽ thế mà từ nhỏ tôi đã gay gắt với chính mình. Luôn tạo cho mình một vỏ bọc vững chắc nhất, một đứa con gái quá khó tính.


 


Đó đã là quá khứ rồi. Giờ gặp chúng bạn với nhiều nỗi niềm khác nhau, cảm xúc khó diễn tả nhất. Và thế là một ngã rẻ của cuộc đời trong bao con người đứng trước mặt tôi đã để lại trong tôi những suy nghĩ. Tiếng “đi học” giờ với chúng nó thành một mơ ước xa xôi nhất. Và lại là cái thèm đi học, thèm hồn nhiên, vô tư như tôi đã hiện hữu trong đầu chúng nó lúc này.


 


Mùa đông đến, cái lạnh bất ngờ. Lòng tôi thấy càng chùng chình hơn. Một chút chông chênh ngay trong chính lòng mình. Và mưa vẫn cứ rơi dai dẳng, vẫn cái lạnh ngắt cứ vò tay suýt xoa. Mùa đông đã lạnh….


 


Trinh nữ khoe nắng.JPG


 


Tự xoa dịu mình....


 


E ấp.JPG


 


Hoa trên lối vào chợ....


 


Rõ ràng.JPG


 


 


Đông có ra sao thì những hoa lan hoàng hậu vẫn cứ khoe mình trong cái lạnh se thắt thế này. Hãy vững vàng nhé tôi ơi...


 


24848672.jpg


 


Em thương nhiều hơn đời người con gái. Đẹp chỉ trong giây lát rồi cũng héo tàn.


Hãy mãi nhé với mình. Lan Hoàng Hậu.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Hoang mang......

Những lúc chùng mình, cảm thấy hoang mang. Lòng nặng nề, rã rời trong những suy nghĩ nhưng nỗi buồn không gọi thành tên thì tôi lại tìm đến cho mình những bài hát cổ xuý nào đó. Một thói quen để tự cứu mình, nâng mình bước lên. Những lúc có những cảm xúc vu vơ, chìm sâu. Tôi bỏ bên ngoài mọi thứ, tự chọn cho mình những bài hát rồi ngồi yên một góc và cứ thế riêng ta. Như thế, tôi như trút bỏ hết mọi thứ. Những lúc như thế này tôi lại thấy mình càng bé nhỏ…


 


Tôi rất thích những bài hát không tên. Cũng không biết từ bao giờ nữa. Nghe như có một sự phiêu lãng, đưa ta về một góc nào đó, đôi lúc mơ hồ xa xăm nhưng cũng rất gần mà rất xa. Đôi lúc nhìn mình trong gương thấy mình lớn, lớn trong tư tưởng, trong suy nghĩ. Nhiều lúc trong mớ suy nghĩ lại thấy mình già đi. Già trong suy nghĩ. Có thể cuộc sống nhiều khi làm mình quá suy nghĩ đâm ra già hẳn. Tôi thấy mình có đến hai con người. Một thực tại kiệm lời, ít nói ít cười, vô tâm, lạnh lùng. Một khi một mình thì lại trái ngược hoàn toàn. Giữa cuộc sống này, tôi cố dấu đi sự bon chen, sự ồn ào, bỏ qua mọi thứ. Nhưng rồi nhận lại cho mình là gì đây, một sự cô đơn và chỉ mình với mình mà thôi.


 


Thân em rồi hoang phế
Lê theo thời gian giông gió
Thôi cũng đành cúi xuống
Cho mộng đời thoát ly


 


Nghe đến đây là em thích nhất đấy. Tôi thấy mình trong những mâu thuẫn không ngờ đến được. Có thể lúc nào tôi cũng giúp người khác giũ bỏ mọi tâm sự, hiểu được chuyện gì đã xảy ra và đang vướng những suy nghĩ gì. Thế đấy, với người khác thì tôi lại giúp được mà với chính mình dù đã hiểu mà vẫn không chịu dùng thuốc chữa là thế nào. Nghĩ trong mớ lòng vòng.


Một mình đi mãi
Trên đường dài không thấy
Ai người quen tôi đấy
Bao giờ đời sẽ vơi ?


 


Nhìn lại thấy gì ở mình. Sống được một phần đời người rồi đấy. Hai mươi năm hiện diện trên cõi đời này. Dấu ấn để lại giữa sa mạc hầu như không có. Nhìn nét chữ không ra chữ, hình không ra hình và một sự viết theo hình dung, tô đi tô lại trên một tờ giấy nhỏ trong cuốn sổ tay lúc nào không biết. Mới như sực nhớ đó là của một con bé hồi chiều mình gặp khi có một chuyến đi không bờ bụi gì cả. Một ngày ròng rã với con ngựa sắt ỳ ạch với mình vượt gần 20 cây số cơ mà.


 


Gặp nhiều mảnh đời được sinh ra không trọn vẹn chỉ mang lại một cảm giác nặng lòng hơn mà thôi. Thế đấy, bắt gặp rồi lại mang trong đầu một mớ suy nghĩ. Chùng mình hơn.


Nhìn trong ánh mắt ngây dại, không hồn, không một chút cảm xúc lúc nào cũng cười cười như thế. Tôi nhìn em mà tự nhiên thấy lòng trĩu nặng. Có những nỗi đau không đặt tên. Không thể nào nói nên lời, nỗi đau nào bằng việc sinh con với hình hài không lành lặn. Mang trong mình một sự đớn đau hằng ngày, thì người đau đầu tiên đó là người mẹ. Có thể đúng “đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng”, một câu hát trong bài “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn.


 


Một sự an ủi đúng không nhỉ? Nhìn trong đôi mắt ấy mơ hồ không biết gì hết. Tay lúc nào cũng che miệng cười cười. Miệng thì cứ ú ớ, muốn nói thành tiếng nhưng không được. Nhìn tôi và cười cười, tay chỉ chỉ như muốn nói gì đó nhưng không được. Rồi lại nằm ra, lấy tay vẫy tôi. Cái hình ảnh ấy đó cứ hiện diện trong đầu tôi. Ngày chủ nhật ai đó đi chơi, còn tôi thì có việc lang thang với việc trời hành bằng con ngựa sắt.


 


Rồi cái hình ảnh của một người đàn ông cần mẫn dạy từng nét vẽ đầu tiên cho những con người kém may mắn mà hôm thứ 7 tôi đã đi nữa. Cuộc sống có những bon chen, sự xô bồ với cơm áo gạo tiền, mà cũng có những con người bỏ qua một bên để chia sẻ niềm hạnh phúc bé nhỏ của mình bên những nét vẽ đầy nhọc nhằn đó. Cuộc đời này sao vẫn có những nỗi đau không gì gọi tên nỗi nhỉ? Sao không có sự san sớt giúp. Nếu thế thì sẽ chia nhỏ ra những nỗi đau đó, ai cũng có đau đớn, hạnh phúc thì sẽ hay hơn mà. Ngô ngê quá! Nghĩ như một đứa trẻ con. Cuộc sống, cuộc đời như một dòng sông không hề phẳng lặng chút nào mà.


 


Bao nhiêu việc cứ chất chồng lên. Bài vở thì nhấn chìm mình mà vẫn có dư hơi nghĩ xa xôi. Tôi nghĩ đến cuộc đời của những con người kia khá nhiều, vì mỗi lần bắt gặp thì tôi lại mang boăn khoăn vào lòng. Và như thế, tôi thấy mình có được gọi là hạnh phúc không? May mắn với cuộc đời này rồi chứ!


 


Và có lẽ tôi hiểu sâu hơn một chút về câu nói “hãy hít thở thật sâu con gái”. Câu nói của ba chị blogger Rom, khi biết một chút về người cha của chị. Tôi lại mến chị nhiều hơn. Và thấy mình may mắn khi được hiện diện giữa cuộc đời này nữa.


 


Cho em gái gới đến chị một lời cảm ơn chân thành những gì chị đã làm và dành cho em gái này chị nhé! Cảm ơn chị đã giúp em nhiều, khi mà chị em mới gặp nhau, biết nhau. Xin lỗi chị hôm trước không thể ghé lại nhà chị được vì tối quá, mà em lại muốn về nhà. Em gái biết chị đã đợi, ngóng em gái lắm. Đến khuya nhận được điện thoại em lại thấy nhẹ người vì mấy gọi điện cho chị mà hổng được.


 


Hì..hì…cho Xương cảm ơn những bạn bè Blogger ở ĐN nhé: Một Mình, Hành Động, Hoa sao băng, Cơm, Ngọc Quân. Nina, Bí, và cả Sông hàn nữa. May mắn được SH cho vòng vèo thành phố trong chiều. Ha….ha….Vì Xương có việc nên chỉ gặp mọi người trong chớp nhoáng thì lại phải đón xe về lại. Lần nào cũng thế hết. Cũng tiếc vì không gặp được chị Bằng Lăng, anh Hoasua, Nốt Trầm. Thôi đành hẹn lần sau vậy.


 


Thôi thì, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn từng ngày. Ngày mai không biết như thế nào nhưng vẫn phải cứ sống. Sống đến phút cuối cùng của một đời người nữa. Cũng có thể mình buồn nhưng không được buông xuôi mà phải ngước nhìn mọi thứ quanh mình nữa. Dù vui hay buồn thì vẫn có cái kết cuối cùng mà.


 


Cảm ơn cuộc đời này. Viết khi cảm thấy mình đang trong mớ suy nghĩ không diễn tả.


Ảnh-0017.jpg


 


Chủ nhân quán cà phê này dạy nghề vẽ và làm hoa nhựa cho người khuyết tật.


 


 


Ảnh-0015.JPG


 


                                       Nơi bước vào nhà...


 


Hoa do của những người khuyết tật.JPG


 


Sản phẩm từ những con người có những nỗi đau không gọi được tên


 


 


Dịu dàng.JPG


 


                                             Tình mẹ


 


Tình mẹ.JPG


 


                                        Miệt mài...


 


Miệt mài.JPG


 


                        Định phá rau nhà chị Rom đây....


 


Ảnh-0022.jpg


 


                                          Chủ nhà ròm


 


 

Ảnh-0046.jpg


 


Duyên dáng bên gốc cau. Chị rom đấy....


 


Ảnh-0044.jpg


he..he...


Ảnh-0043.jpg


 


Đời vẫn đáng sống mà.......


 


Ảnh-0019.jpg


Hoa rau muống....


Ảnh-0018.jpg


 


Tất cả sẽ bình yên...


 


Ảnh-0020.jpg

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Lá sưa mùa đông...

Ngước nhìn lên hàng cây sưa trên con đường làng quen thuộc ở gần nhà. Thoáng nhìn ta thấy đông về, bao nhiêu cây đã tìm cho một giấc ngủ trốn đông. Với ai đó thì lại yêu mùa đông, yêu vì đó là kỷ niệm ngọt ngào, yêu vì đó là lúc người ta được bên nhau hạnh phúc. Với em thì lại khác, em không yêu mùa đông mà em lại yêu mùa hạ với cái nắng cháy, cái nóng oi nồng. Với ánh nắng vàng giòn tan là em thích hơn. Còn mùa đông với em thì không yêu mà lại thích, thích vì nhìn được sự mạnh mẽ ẩn mình của cây sưa.


 


Hàng sưa ngủ đông trên con đường quê.JPG


 


                                  Cây sưa trút lá trơ mình trên con đường quen thuộc


 


Đông sang, cây cối cũng như có một sức sống khác hẳn. Một sự ẩn nấu mình đi, một tán lá không xanh tươi mà thay vào là một tấm áo để chống chọi với cái lạnh của những cơn gió mùa. Lá sang mùa đông cũng trở nên yếu ớt, khẳng khiu như muốn một sự che chở. Những chiếc lá mang màu mùa đông đã đến, thế là lại sang một mùa của một năm.


 


Thế đấy, có những lúc ta thấy sao thời gian quá ngắn. Ta càng thấy mình nhỏ bé hơn. Rồi lại thấy yêu nhiều thứ quanh mình. Cảm thấy rưng rưng khi thấy mùa sang, rồi cảm nhận cái khoảnh khắc giao mùa lại có những thứ đẹp rồi lại buồn vẩn vơ. Đông sang rồi mà, đâu còn có cái khoảnh khắc như cố níu giữ nhau nữa đâu. Cái gì cũng có sự đến rồi chia xa, không có gì tồn tại và mãi mãi cả.


 


Cây chiều sang đông.JPG


 


                      Cây phượng sang mùa. Ảnh chụp vào thời gian chiều


 


Em ngẩn ngơ nhìn những chiếc lá sưa trút lá vội vàng. Em thích nhìn chúng bay nhẹ trong cái gió chiều se se lạnh của sương chiều đang giăng xuống. Nhìn chúng tự thả mình như để đi, để rồi sau đó sẽ có một cuộc sống mới với cuộc đời của cây sưa. Lá rơi. Nhẹ nhàng và bất chợt. Những chiếc lá xoay mình thả xuống giữa con đường đất làng quê yên bình. Khoảnh khắc bất chợt nhưng ta lại muốn níu giữ chúng, có phải tham lam quá không? Lá còn mang màu thời gian để nhắc nhở em nữa đấy. Lá chỉ đến với cây trong một thời gian ngắn ngủi thôi. Lá đến để tô điểm cho cây sưa tươi mới, cho cây những bông hoa vàng óng với ánh nắng của tháng 3 về. Để rồi giờ đấy, lá chia xa cây. Có thể như đó là một tình yêu của lá dành cho cây để cây vững vàng với mùa đông, với mưa, với gió rì rào từng cơn của mùa đông.


 



Trụi lá ngủ đông.JPG


                                               Ngẩn ngơ nhìn lá chia xa


 


Những tiếng lá lạo xạo khi những cơn gió thoảng qua như kéo lá đi xa hơn với cây. Chân ta lại vô tình dẫm đạp lên những chiếc lá nhỏ bé ấy, chiếc lá mỏng manh là tình yêu của cây. Em cũng không biết tự bao giờ em lại thích nhìn lá sưa bay, lá sưa bay đi trong gió để cây đón ngủ đông. Cây sưa cứ sống hết mình, gom góp chút nắng để mang đến cái màu xanh. Màu của thời gian như điểm lại trên thân cây, trên chiếc lá già. Em cứ ngỡ nhìn cây sưa trút lá như một cuộc đời của con người. Có sinh- tử, có chia xa, có xum vầy và cả sự hạnh phúc nữa. Bao năm tháng cây góp nhặt ánh nắng vàng, rồi cả những giọt mưa để rồi cho ra những rộ hoa sưa vàng dưới anh nắng tháng ba. Hoa cũng mỏng manh lắm, chỉ đến với cuộc đời này trong một khoảnh khắc ngắn ngủi rồi lại bỏ đi, lại chia xa để lại cho ta là một sự luyến tiếc. Đẹp thế hoa sưa vàng nhưng sao đến với ta ngắn thế, sao lại vội vàng bỏ ta mà đi…


 


Sưa ngủ đông.JPG


 


Trụi lá chờ mùa xuân. Một sự sống bất diệt đang ẩn mình


 


Lá bỏ đi, để lại thân cây già của sưa ở lại với thời gian. Ở lại với một thân cây không hồn. Sưa đứng lặng mình, cố chịu đựng và như muốn chìm trong giấc ngủ để qua mùa đông với thân cây tưởng như chết lặng. Trụi lá, đứng hiên ngang. Ta cứ ngỡ cây đã chết, nhưng bên trong là một sức sống tiềm ẩn. Cây cố chôn giấu để đứng vững với cuộc sống này. Có lẽ cây đứng im lìm như thế để nhìn sự ra đi của lá nhẹ nhàng hơn và có ý nghĩa hơn. Cây sưa trơ mình dưới ánh nắng yếu ớt của mùa đông, với cái lạnh, với cái mưa dầm dề của mảnh đất này là để ngày mai mùa xuân sẽ về ấm áp hơn nữa. Nơi chiếc lá đã chia xa cây thì lại một sự sống mới đang được ấp iu nuôi dưỡng, để rồi với ánh nắng ấm áp của mùa xuân sẽ bững lên một màu xanh non mơn mởn. Cuộc sống lại bắt đầu với một cuộc đời của cây sưa.


Cây sưa già đứng đó chấp nhận ra đi của lá. Và có lẽ cũng thầm cười mãn nguyện. Cười với lá đã sống trọn với mình qua những ngày tháng trước. Một sức sống bất diệt trong cái thân cây sưa già kia là một niềm hy vọng ở mùa xuân về.


 


Ánh nắng chiều dần buông tắt. Lá vẫn theo những cơn gió để đi. Một chồi non đang ẩn mình hình thành trong cái lớp vỏ cây sần sùi kia. Lá lìa cây đi để chào đón một cuộc sống mới. Cây sưa lại trơ mình với mùa đông giá rét.


Lá mùa đông, cây trơ mình như một cái cây khô kia là một sự sống tiềm ẩn.


Chia xa lá, mùa đông về....


 


Đường quê.JPG


 


Con đường quê có hàng sưa già

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Nước mắt...?

Cô im lìm, trốn mình trong một góc tối. Cô đang khóc, đúng vậy khô khóc như trả lại những giọt nước mắt bấy lâu nay đã chôn giấu. Cô khóc cho mình để thấy đó là cô đã trở về với chính mình. Đêm là bạn trung thành với những nỗi niềm chôn giấu, và đêm còn là người nhìn thấu những giọt nước mắt lăn dài kia là bao nỗi niềm chưa một lần được bày tỏ, chia sẻ cùng ai. Nhìn bề ngoài của sự cá tính, đầy mạnh mẽ lại là một tâm hồn yếu đuối mà vẫn cứ cố chôn giấu để thể hiện mình là một người dám yêu, dám ghét…Thế đấy, giờ cô lại khóc, vật vã với chính mình. Cô tự nghĩ rằng mình sẽ có đủ bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, mọi điều giông bão của cuộc đời sẽ đến với mình và lúc đó cô sẽ mỉm cười mà đón nhận rồi vượt qua.


 



 


Cuộc sống hôn nhân của một người đàn bà đã đi qua, và giờ là sự hy sinh, gia đình và con cái, công việc…Sự yêu thương, hạnh phúc sẽ là những gì mà người ta gọi là tổ ấm ấy đấy. Bước vào cuộc sống hôn nhân thì bao ước mộng của một người con gái đã tan hết, và thay vào đó là sự lo toang, quên đi bản thân mình và sống cho tất cả, cho sự yêu thương đó. Dòng nước mắt khô quánh khi đời người con gái bước vào cuộc sống hôn nhân, thay vào đó là sự cố nén lòng mình để thấy rằng mình sẽ vượt qua. Và khi đó cười trên môi cũng mang một sự chua chát. Bao công sức vun vén để tìm đến hạnh phúc, để thể hiện tình yêu và giò thấy lại đó là một sự ngu ngốc hơn hết. Cuộc sống, tình yêu với cô bây giờ đã chết trước mắt khô mà chính mình lại không hay. Cô tự dằn mình, hỏi lại mình đã sai ở điều gì để giờ là một sự phản bội mà mình phải đón nhận.


 


Và cô đang hỏi. Sao cuộc đời lại dành đến những giọt nước mắt muộn mang khi mình nhìn lại? Sao những người đàn ông nghĩa hiệp của cuộc sống này lại không chịu hiểu hay là hiểu mà cứ cố tình lãng tránh? Và sao không hiểu những người đàn bà cần những điều bình dị lắm, đơn giản lắm mà sao lại xa vời và khó khăn đến thế. Hay chính trái tim mình đã chết, không còn cảm nhận cái gọi là hạnh phúc. Cô để tay lên ngực, tim vẫn có những nhịp đập đều đều. Vậy hạnh phúc với cô bây giờ là gì đây?


 


Cô nhớ lại ngày xưa, mẫu người đàn ông mà cô thích là một người lạnh lùng, bí hiểm, ít nói, một người biết chơi guita, thích những sở thích quái gở nhất. Và chính lúc này cô lại đâm ra sợ mẫu người đó đấy, cô lại thấy sợ hơn cái sự lạnh lùng kia. Cô thấy con người ít nói kia cũng thật đáng sợ đến không ngờ. Cô như quát vào mặt, sao không nói gì hết vậy. Sự thật là thế nào? Và tôi có lỗi gì nào, tôi đã sai ở đâu chứ. Sao vẫn im lặng, nói đi chứ. Giờ anh đang gieo vào tôi là niềm vui, hay là buồn, đó là hạnh phúc hay khổ đau cho tôi lúc này hả. Cô muốn hét, muốn tát vào khuôn mặt lạnh lùng đáng sợ kia để trả lại những gì anh đã ban tặng cho chính mình lúc này.


 


Và lúc này, cô lại cảm thấy mình cô đơn nhất trên đời. Người đàn bà sau khi kết hôn thì họ phải sống, yêu thương với những trách nhiệm trên lối nhỏ trên con đường đi về mái nhà kia. Cô thấy mình quá ngu ngốc, yêu hết mình sống hết mình để rồi nhận lại một sự thật đáng sợ mà chính cô không hề nghĩ đến. Đứa nhỏ được một người đàn bà kia tìm đến anh là ai. Là kết quả của một tình yêu vụng trộm, một tình yêu dấu diếm và không mấy ai đồng tình kia. Anh ngồi đó im lặng, vẫn những làn khói thuốc với ánh mắt nhìn xa xăm. Ngồi im lặng, không một lời biện hộ cho việc anh mang lại cho cô ngày hôm nay. Đứa trẻ lúc chiều nó khá giống anh, giống đến chính cô cũng không tin vào mắt mình. Cái đôi mắt buồn, vần tráng cao và cả sự kiệm lời của đứa bé nữa. Sao vậy, sao lại ban tặng cho cô món quà bất ngờ đến vậy, không tin vào mắt mình. Cô im lặng, người đàn bà khẽ lên tiếng. Xin chị hãy cho tôi danh phận, tôi biết mình đã sai. Nhưng tôi xin chị, đứa nhỏ này cần một người bố. Cần một người để nó gọi là cha nữa.


Danh phận ư? Cô thản nhiên nhìn anh, còn tôi từ trước đến nay là gì của anh, còn con trai tôi sẽ ra sao khi biết điều này. Cô quay sang hỏi, thế chị nghĩ tôi là người đàn bà như thế nào. Liệu tôi có đủ sự bao dung, tha thứ cho sự phản bội tình yêu của tôi không?


 


Cô im lặng khá lâu, không hề có một giọt nước mắt nào rơi lúc đó cả. Cô tự trấn an mình, để mình không gục ngã lúc đó. Cô nhìn sang đứa bé, nó đáng yêu lắm giống anh đến không ngờ. Cô không muốn đứa bé kia sẽ mang sự oán hờn về người cha, cô không muốn tuổi thơ nó bị đánh mất bởi những lỗi lầm của người lớn. Nó không có tội, nó đáng được hưởng những gì tốt đẹp đang chờ nó chứ. Ý nghĩ trong đầu cô đang an ủi sự đau buốt trong lòng. Tôi sẽ có cô danh phận, nhưng mà dành cho đứa trẻ kia. Tôi muốn nó có một tuổi thơ không có nước mắt đắng chát. Người đàn bà bao giờ cũng ích kỷ với tình yêu của mình, họ không muốn san sẻ cái điều mà họ dày công vun vén đâu. Nhưng rồi cô cũng đành chấp nhận để anh làm tròn bổn phận của một người chồng, người cha nhưng không mang tiếng là vô tâm, không có trách nhiệm. Cô ngậm ngùi trong nước mắt. Cô sẽ cho đứa trẻ này xem đây cũng là nhà và tiếng gọi người cha.


Thế đấy, cô cảm thấy mình ngu ngốc với chính mình. Có lẽ cô nghĩ đến những người bạn của cô đã bao lần nói chuyện, chia sẻ với một sự chán ghét đàn ông. Vô cảm, trái tim không có sự rung động với bất kỳ một người đàn ông nào. Và đàn ông theo những người bạn cô là xấu xa. Họ thất vọng với một nửa của thế giới họ thể hiện sự mạnh mẽ.


 


Cô với bóng đêm tự an ủi mình. Cô mỉm cười để xoa dịu cái món quà bất ngờ đau đớn kia. Và tình yêu của cô cũng cần vun vén trong suốt chặng đường đời con lại… Và cô tự hỏi, nước mắt của cuộc sống hôn nhân là lúc này chăng…? Nước mắt bấy lâu đã khô quánh, hay chưa biểu lộ giờ mới được vực dậy hay sao…Và cô im lìm nhìn đêm với hai hàng nước mắt. Cô sẽ tha thứ tất cả cho anh, cho người đàn bà kia…


 


 


 


 

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009

Đêm đợi...

Gió vẫn rít dài từng cơn. Mưa vẫn thế đủ để ta cảm thấy mưa nặng nề từng hạt. Mưa gió quấn lấy nhau, đan vào nhau làm nên một bản hoà ca đủ để ta cảm thấy bờ vai lạnh. Ngồi một góc ở bệnh viện, ở gian phòng chờ. Một góc nhỏ, một mình đảo mắt nhìn quanh với bao ánh mắt nhăn nhó với những cơn đau liên hồi, từng tí một đang diễn ra với những con người quanh đó. Ngoài kia gió liên hồi từng cơn, mạnh không kém nhưng lại mang đến một cái lạnh, đông đã về rồi đấy.


 



 


Đêm chìm dần trong những âm thanh của gió, của mưa, của bản tình ca mùa đông đang bắt đầu gõ cửa. Chỉ ban đầu thôi nhưng đủ để làm rối tóc, làm cho ta có cảm giác lạnh, làm cho ta hiểu mình phải chấp nhận điều đó. Hãy mạnh mẽ với chính mình, tự trấn an mình đủ để đối diện với mọi thứ, dù sao thì việc gì đến sẽ đến rồi sẽ đi nếu đã thấy đủ để ta chia xa. Chấp nhận, ngồi một góc yên lặng ở hành lang bệnh viện. Nhìn  những khuôn mặt khắc khổ với những cơn đau đang hành hạ cơ thể của những con người xung quanh. Và đâu đó có ánh mắt đang lo lắng, đang thở dài cầu mong việc gì sẽ nhanh chóng qua mau.


 


Chân cứ như muốn đá vào nhau khi bước đi, tay có vẻ cũng lấn quấn thì phải. Cũng phải cười, cười tự an ủi mình. Ngồi bên cạnh là anh chồng chị đang vượt cạn kia, nhưng thấy cũng chẳng mấy lộ vẻ lo lắng nhiều, ngồi yên một góc cũng đảo con mắt nhìn những người đàn bà xung quanh. Vẫn có những cặp vợ chồng quá trẻ, trẻ đến con mắt mình cũng khó tin được. Anh chồng khoảng tầm 17 tuổi, vẫn có nét chưa trưởng thành, còn ngây ngô lắm nhạc chuông điện thoại vẫn cài những thứ réo rắc khó chịu, nhất là trong phòng chờ ở bệnh viện nữa. Cũng có nét già nua của các cặp vợ chồng muốn tìm mụn con trai. Nhưng hầu như chồng đưa vợ đi sinh lại đứng, ngồi hết ở ngoài hành lang, có người bỏ về để vợ lại đó tự lo lấy, có người thì kệ đi đâu đó một hơi dài để vợ mình đang chịu những cơn đau. Hai từ “mặc kệ” được buông ra từ miệng các ông chồng khá nhiều khi nói chuyện với nhau.


 


Ngồi lặng một góc, nhìn và nghe bên tai mình bao câu chuyện, bao sự trao đổi với nhau. Nhìn bao ánh mắt lo lắng có, đau đớn ẩn hiện khi những cơn đau của những sản phụ sắp sinh. Mồ hôi toát ra khi mà cơn gió ghé ngang mang đến hơi lạnh, cái nét mặt nhen nhó hiện lên đến thương. Một người đàn bà với cơn đau quá đỗi, sắp sinh thì phải những vẫn một mình đứng lên, lê nhẹ bước chân để tự dìu mình với cơn đau, anh chồng có vẻ nóng ruột thì phải vội đỡ vợ dìu dắt như một sự động viên cho vợ. Vậy là anh chồng kia lại mang đến cho những người đàn bà khác một cái nhìn đầy cảm mến, vì họ có bao giờ được như thế đâu. Vẫn lặn lội một mình vượt cạn, dù đó là đứa thứ mấy trong nhà đi nữa. Có người lại tự biện hộ cho người đàn ông của mình là họ chỉ chở đến rồi về, không ở lại đâu, một câu đủ để thấy chút gì đó mà xót hơn “đàn ông họ về chứ ở lại họ dị”. Từ ấy được nhắc lại nhiều trong những người đàn bè ngồi quanh tôi.


 


Khuya. Màn đêm chìm đến sâu lắng, tiếng thở dài, tiếng trẻ con khóc chào đời oe oe vang lên để phá vỡ sự yên tĩnh, để khấy động niềm hạnh phúc khi con chào đời và mẹ đã vượt cạn thành công. Nhưng rồi cũng có những nụ cười của mẹ dành cho con lần cuối, nhìn con như đủ để cảm ơn rồi đi mãi, đi mãi trong tiếng thở gấp gáp. Một người mẹ sau khi sinh đôi hai bé gái thì bị nhồi màu cơ tim đang nguy kịch. Tưởng rằng cầu mong người mẹ kia sẽ bên con, sẽ để hai đứa trẻ nhỏ kia ngậm đầu vú mẹ. Nhưng không, lại có một sự ra đi tàn nhẫn đến không ngờ, đau buốt ở lòng. Mẹ đi, đi khi đủ để nhìn thấy hai đứa trẻ nhỏ ấy, cười với người chồng để mong sự tha thứ đã đi quá vội. Đầu vú mẹ chưa một lần được ngậm, và mẹ đi, đi trong im lặng đi trong tiếng khóc đã đòi sữa. Sao đau thế, tàn nhẫn thế, bầu sữa hai nhỏ bú là đi xin nhờ của những người mẹ khác. Lạnh, giờ nghe lạnh cả trong lòng như thắt lại, không buông mà lại xót.


Lại có tiếng thở dài, lại đứng người và cứ ngồi đợi, thấy lòng mình như chùng chình trong mớ ý nghĩ. Tự an ủi mình sẽ nhanh qua thôi mà. Ngồi đợi và nhìn, lòng tự như bưng ra ý nghĩ sao các sản phụ sinh không để người chồng bên vợ nhỉ, như thế sẽ giúp đỡ vợ rất nhiều đấy. Có chồng ở bên sẽ thấy được niềm an ủi, sẽ thấy như được tiếp thêm sức mạnh, sẽ thấy mình hạnh phúc khi cơn vượt cạn đã có người bên cạnh. Nhưng không, đó chỉ là ý nghĩ, khi tôi muốn dòm qua cánh cửa kia để xem tình hình ra sao thì lại có tiếng nói như quát, sao lạ thế hãy để người thân bên cạnh như thế tốt hơn chứ. Người anh bên cạnh bắt đầu lo lắng hơn, thở dài và nói đã “gởi gắm”những người ở trong phòng ấy rồi.


 


Tôi nghĩ nhiều hơn đến câu nói “mẹ mang nặng đẻ đau”. Một lần sinh là một lần chết mà, một lần mẹ vượt cạn. Đủ để thấy ơn mẹ đến nhường nào, cầu mong rồi cả sự nhẹ nhàng lo lắng khi mang con 9 tháng mười ngày. Mong con bình yên, mong những gì tốt đẹp nhất đến với con. Rồi cơn vượt qua cái đau đớn để con đến thế giới này. Dù sao con vẫn là niềm hạnh phúc của mẹ, vẫn dành hết yêu thương rồi chăm bẵm đến ngày lớn khôn. Từ đỏ hỏn đến khi con đủ lông cánh để bay là một sự dày công nuôi dưỡng. Nói sao hết tình mẹ. Vẫn thương hơn những nỗi nhọc nhằn của mẹ vượt cạn không ai bên cạnh bị người đời hắc hủi nữa vẫn còn đâu đó, thương cho cái kiếp phải nợ mang nữa.


 


Gần sáng. Coi như sự lo lắng đã qua đi, đã xong ca sinh của chị đầy gay go. Rồi tiếng thở nhẹ và cười lên khuôn mặt đã hiện. Cảm ơn những gì đã dành cho tôi, cho chị và cho những người quanh tôi. Cảm ơn khi nhìn thấy đứa bé đang bế trên tay, cảm ơn khi thấy nụ cười hạnh phúc của chị khi nhìn con nhìn chồng. Vậy là gia đình bé nhỏ đã thêm một thành viên tí vào. Mệt nhoà những vẫn cười tự thưởng đến mình và cảm ơn tất cả. Cuộc sống âm thầm với sự đến của những sinh linh bé nhỏ đôi lúc cũng làm cho người khác ngạt thở....


 



 


Cảm ơn cuộc sống này....Và tôi cảm ơn sẽ không đến nơi có mùi thuốc sát trùng nữa vì cả tháng nay đã phải đến bệnh viện quá nhiều lần, hết người này lại người khác. Mọi việc đã qua rồi....